Danh mục tài liệu

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 100      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền)" khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng; phương pháp tính lãi đơn và lãi kép; chỉ ra được lãi suất hiệu dụng; giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của một khoản tiền và của một dòng tiền; ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bài 2: Giá trị thời gian của tiền và mô hình chiết khấu dòng tiền (TS. Nguyễn Thanh Huyền) BÀI 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TS. Nguyễn Thanh Huyền Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 v2.0017111202 Tình huống khởi động bài • Bối cảnh: Tại gia đình ông A, các thành viên đang ngồi bàn luận về việc: Ông bà A đang có một số tiền, chưa biết nên đầu tư hay cho vay. • Nội dung: (Hội thoại)  Ông A: Hôm nay bố mẹ muốn trao đổi với các con một việc vì bố mẹ muốn tham khảo ý kiến của các con.  Anh X (là con trai ông A): Dạ vâng, bố mẹ cứ nói ạ!  Ông A: Như các con cũng biết đấy, bố mẹ hiện nay cũng đã nhiều tuổi rồi, bố mẹ có tích luỹ được một số tiền để an hưởng tuổi già, nhưng để tiền ở nhà thì nó bị mất giá, với lại không an toàn, nên bố mẹ muốn hỏi các con theo các con nên dùng số tiền này để đầu tư hay cho vay?  Anh X: Theo con để cho an toàn, bố mẹ nên gửi tiền tiết kiệm và ngân hàng ạ! Bố mẹ nên tìm một ngân hàng nào gần nhà huy động tiết kiệm với lãi suất cao nhất để gửi vào đó, sau một thời gian chắc chắn khoản tiền gửi của bố mẹ sẽ lớn lên vì tiền có giá trị theo thời gian. Còn đầu tư thì cũng có rất nhiều lĩnh vực để đầu tư nhưng khi đầu tư cũng thể khoản tiền sẽ sinh lãi nhưng cũng có thể sẽ bị thua lỗ do gặp rủi ro bố mẹ ạ!  Ông A: Bố mẹ cảm ơn tư vấn của con, để bố mẹ sẽ suy nghĩ cân nhắc! Nhưng vừa rồi bố có nghe con nói tiền có giá trị theo thời gian, bố chưa rõ lắm, tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian nhỉ? • Đặt câu hỏi: Tại sao tiền lại có giá trị theo thời gian và làm cách nào để xác định được giá trị theo thời gian của tiền? 2 v2.0017111202 Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm và công thức xác định lãi suất tín dụng. 02 Phân biệt được phương pháp tính lãi đơn và lãi kép. 03 Chỉ ra được lãi suất hiệu dụng. Xác định được giá trị theo thời gian (giá trị tương lai và giá trị hiện tại) của 04 một khoản tiền và của một dòng tiền. 05 Nhận định được những ứng dụng của mô hình chiết khấu dòng tiền. 3 v2.0017111202 Cấu trúc nội dung 2.1 Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 2.2 Giá trị theo thời gian của một khoản tiền 2.3 Giá trị theo thời gian của một dòng tiền 2.4 Mô hình chiết khấu dòng tiền 4 2.1. Lãi suất, lãi đơn, lãi kép và lãi suất hiệu dụng 1.1.1 1.1.2 Lãi suất Lãi đơn, lãi kép 1.1.3 Lãi suất hiệu dụng 5 v2.0017111202 2.1.1. Lãi suất • Giá trị thời gian của tiền được thể hiện qua lãi suất. • Lãi suất là đại lượng biểu thị tỉ lệ phần trăm (%) giữa số tiền lãi so với số tiền gốc ban đầu trong một thời kì nhất định (thường tính theo tháng hoặc năm). • Có thể biểu thị lãi suất thành công thức sau: Tiền lãi Lãi suất tín dụng = × 100% Vốn gốc 6 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép a. Lãi đơn • Khái niệm: Lãi đơn là số tiền lãi được xác định trên một số vốn gốc theo một mức lãi suất nhất định không dựa trên sự ghép lãi của kì trước vào gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: SI = P0 × r × n Trong đó: SI: Lãi đơn (Simple Interest); P0: Số vốn gốc; r: Lãi suất của một kì tính lãi; n: Số kì tính lãi. 7 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) Ví dụ 2.1: Nhà đầu tư Y có 100 triệu đồng dự định sẽ cho vay 3 năm với mức lãi suất 10%/năm. Hỏi số tiền lãi ông Y nhận được là bao nhiêu nếu tiền lãi được trả theo phương pháp lãi đơn? Áp dụng công thức: SI = P0 × r × n Ta có: SI = 100 × 10% × 3 = 30 (triệu đồng) 8 v2.0017111202 2.1.2. Lãi đơn, lãi kép (tiếp theo) b. Lãi kép • Khái niệm: Lãi kép là số tiền lãi được xác định trên cơ sở sự ghép lãi của kì trước vào số vốn gốc để tính lãi kì tiếp theo. • Công thức: CI = P0 [(1 + r)n – 1] Trong đó: CI: Lãi kép (Compound Interest); P0: Số vốn gốc; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: