Danh mục tài liệu

Bài giảng Tâm lý học sư phạm: Phần 2

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.14 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của Bài giảng Tâm lý học sư phạm có nội dung trình bày về tâm lý học sư phạm. Bài giảng giúp người học hiểu được cơ sở tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động hợp lý và những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy nghề, bước đầu vận dụng những hiểu biết trên vào hoạt động giảng dạy tại các trường dạy nghề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tâm lý học sư phạm: Phần 2 PHẦN II. TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC1. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC1.1. Hoạt động dạy Hoạt động dạy là hoạt động của người được đào tạo nghề dạy học (giáoviên) tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nềnvăn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách . Xét về bản chất của hoạt động dạy học, L.X.Vưgôtxki cho rằng có hai kiểudạy học ứng với hai kiểu định hướng khác nhau: - Dạy học hướng vào mức độ hiện có của người học. Đó là vùng phát triển hiện có, ở đó người học đã có tri thức, kỹ năng và phương pháp nhất định. Dạy học hướng vào vùng phát triển hiện có là dạy học hướng vào tri thức, phương pháp học mà học sinh đã biết, đã nắm vững. Kiểu dạy học này không đem lại cái mới cho người học, mà chỉ nhằm củng cố những cái đã có ở các em, nghĩa là không tạo được sự phát triển. - Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất. Đó là vùng của những điều mà học sinh chưa biết, nhưng các em có thể đạt được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên và có thể bằng con đường khác (do người khác giúp đỡ, tự học, tự tìm hiểu). Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho người học tri thức, hình thành kỹ năng và phương pháp mới, đó là dạy học phát triển, hay là dạy học dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của người học. Theo quan niệm này thù dạy học là tổ chức quá trình phát triển của người học, dẫn dắt họ đạt tới vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại hình thành vùng phát triển gần nhất kế tiếp, và cứ thế học sinh lớn lên, tiếp tục có sự phát triển. Đó cũng chính là mục đích của dạy học, là tính quy luật của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh. Nhìn một cách khái quát thì hoạt động dạy của giáo viên được cấu thành bởiba yếu tố chính là nội dung, phương pháp và tổ chức. Ba yếu tố này chi phối hoạtđộng dạy của giáo viên, trong đó nội dung chương trình là yếu tố có tính pháp quy,không được phép thay đổi, còn giáo viên có thể chủ động điều khiển phương phápvà hình thức tổ chức dạy học sao cho hoạt động dạy đạt hiệu quả cao nhất. Để tiến hành hoạt động dạy, giáo viên thực hiện những công việc cụ thể sau: - Đưa ra mục đích, yêu cầu, nghĩa là xác định sản phẩm học tập và tiêu chuẩn (mẫu) của sản phẩm đó (thường gọi là yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ) đối với mỗi tiết học, bài học (nay còn gọi là mục tiêu của tiết học, bài học. Mỗi tiết học là một đơn vị thời gian sư phạm, thường được quy định khoảng 40 hoặc 45 phút, còn bài học là một đơn vị kiến thức tươgn đối hoàn chỉnh và có thể thực hiện trong một tiết hoặc vài ba tiết học). - Cung cấp phương tiện, điều kiện để người học thực hiện hoạt động học. Đó chính là học liệu bao gồm sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, thiết bị thí nghiệm, thực hành … phù hợp với nội dung học tập. - Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy định chặt chẽ phải tuân theo khi thực hiện các hành động, các thao tác theo quy trình đó. - Chỉ dẫn người học làm theo quy trình, quy phạm đồng thời trong quá trình đó, giáo viên theo dõi, giúp đỡ người học trong trường hợp họ gặp khó khăn. - Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập. Đó là 5 việc chính trong quá trình thực hiện hoạt động dạy cụ thể của giáoviên. Song trên thực tế, không phải môn học nào, tiết học nào cũng đều diễn ra nhưvậy, mà tuỳ thuộc vào nội dung và phương tiện cụ thể, giáo viên sẽ sử dụng nhữngphương pháp dạy học khác nhau.1.2. Hoạt động học Học theo nghĩa nguyên thuỷ là bản tính của con người (có ở cả con vật)hướng vào việc tiếp thu kinh nghiệm, sự hiểu biết và kỹ năng của giống loài giúpcho cá thể tồn tại trong cuộc sống. Học đối với con người nói chung là thu thậpkiến thức, rèn luyện kỹ năng bằng những cách thức, những phương pháp khácnhau. Để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (kinh nghiệm xã hội) nhất định, conngười có các cách học khác nhau. Cụ thể:- Học nhờ trải nghiệm trong cuộc sống, qua đó con người tích luỹ được kinh nghiệm và những hiểu biết nhất định. Cách học này chỉ giúp con người lĩnh hội được những kinh nghiệm không trùng hợp với những mục đích trực tiếp của hoạt động hay hành vi; liên quan trực tiếp tới nhu cầu, hứng thú cá nhâ, các nhiệm vụ trước mắt, còn những cái khác thì bỏ qua; chỉ đưa lại những tri thức tiền khoa học, có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc, không hệ thống; chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày trực tiếp mang lại.- Học theo phương pháp nhà trường, được tổ chức tự giác từ nhà nước và xã hội, được thựchiện trong trường học. Phương pháp nhà trường ở đây được dùng hàm chứa trong nội dung, phương pháp dạy - học, cả phương thức tổ chức dạy - học. Đây là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Nó chỉ có thể thực ...