Danh mục tài liệu

Bài giảng Tiền tệ ngân hàng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.05 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng minh rằng ngân hàng với tư cách kaf con đẻ của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng trong vai trò "bà đỡ" cho nền kinh tế, góp phần to lớn phá bỏ những ách tắc trong lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất tăng trưởng nhanh chóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tiền tệ ngân hàng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --- TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH Biên soạn TÓM TẮT BÀI GIẢNG TIỀN TỆ-NGAÂN HAØNG LÖU HAØNH NOÄI BOÄ TP.HOÀ CHÍ MINH, 2010TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 1 MỤC LỤC TrangMở đầu 2Chương 1 : Đại cương về tiền tệ 3Chương 2 : Hệ thống ngân hàng 16Chương 3 : Quá trình cung ứng tiền tệ 52Chương 4 : Cầu tiền 67Chương 5: Lạm phát 73Tài liệu tham khảo 81TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 2 MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển kinh tế các nước đã chứng minh rằng, ngân hàng với tư cách làcon đẻ của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng trong vaitrò “bà đỡ” cho nền kinh tế, góp phần to lớn phá bỏ những ách tắc trong lưu thônghàng hóa, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất tăng trưởng nhanh chóng.Frederic S. Mishkin, tác giả của tác phẩm Kinh tế học của Tiền tệ, Ngân hàng và thịtrường tài chính1 cho rằng, các ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việckhơi nguồn vốn đến những người vay tiền đề có các cơ hội đầu tư sinh lời, đồng thờicác ngân hàng cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho nền kinh tếvận động nhịp nhàng và hữu hiệu. Còn David Cox thì nhận định:”Ngân hàng có mộtvị trí kinh tế quan trọng bởi vì chúng hoạt động như các trung gian tài chính giữanhững người gửi và người vay …… Mọi người ở nước Anh đều chịu tác động củangân hàng, dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay, hay đơn giản là người đanglàm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.” 2 . Như vậy có thể thấy, dù với tư cách nào đi nữa thì ngân hàng là một định chế tàichính không thể thiếu được trong nền kinh tế, dẫu rằng mỗi loại hình kinh tế có thể cómột loại hình ngân hàng khác nhau. Hoạt động ngân hàng quá phổ biến đến mứcthuật ngữ ngân hàng đã trở nên quá quen thuộc và không chỉ dùng riêng cho ngànhkinh doanh tiền tệ-tín dụng mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhưngân hàng máu, ngân hàng mô, ngân hàng dữ liệu, .v.v. . Ngày nay, hoạt động củangân hàng trong nền kinh tế đã được ví tựa như tuần hoàn của máu trong cơ thể conngười. Vì lý do đó, môn học Tiền tệ- Ngân hàng cùng với những môn học liên quan kháctrong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng thường được đưa vào giảng dạy cho sinhviên thuộc khối kinh tế ở một số ngành liên quan. Để tạo điều kiện cho sinh viên theo dõi bài giảng trên lớp học, trong khi chờ đợi tổchức biên soạn và xuất bản giáo trình chính thức của môn học, chúng tôi ấn hànhTóm tắt Bài giảng Tiền tệ-Ngân hàng. Đây chỉ là tập bài giảng mang tính cá nhân1 Frederic S. Mishkin, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Fourth Edition, Harper Collins Publishers, NY1992, p.256.2 David Cox, Nghieäp vuï ngaân haøng hieän ñaïi, NXB Chính trò Quoác gia, Haø Noäi 1997, trang 14-16.TS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 3được phổ biến để sinh viên sử dụng kết hợp với bài giảng, bài tập, tình huống trên lớphọc và chỉ dùng cho sinh viên không thuộc chuyên ngành tài chính-ngân hàng. Kếtcấu của tập bài giảng này chú trọng đến các nội dung liên quan đến ngân hàng bởi lẽtrong học kỳ trước, sinh viên đã được học môn Lý thuyết tài chính-tiền tệ (Nguyên lýthị trường tài chính) trong đó đã đề cập một số nội dung nhất định về tiền tệ. Dù hết sức cố gắng nhưng do đây là vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp nên Tómtắt bài giảng này khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của sinh viên, quý đồng nghiệp và nhữngngười quan tâm để có các chỉnh lý cho những lần biên soạn sau này./. Người biên soạn Hoàng Công Gia KhánhTS. Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật 4 CHƯƠNG 1 ...