Danh mục

Bài giảng Tin học đại cương - Lê Thị Thu

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.06 MB      Lượt xem: 82      Lượt tải: 1    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tin học đại cương do Lê Thị Thu biên soạn, cung cấp những kiến thức cơ bản như: Đại cương về Tin học; Hệ điều hành trên máy tính và hướng dẫn sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows; Ứng dụng của máy tính để xử lý văn bản; Hướng dẫn sử dụng phần mềm bảng tính; Giới thiệu mạng máy tính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tin học đại cương - Lê Thị Thu Trung tâm TT&NN Bài giảng Tin học đại cương CHƢƠNG I – ĐẠI CƢƠNG VỀ TIN HỌC 1.1. THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1.1.1. THÔNG TIN VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN CƠ BẢN a. Thông tin Khái niệm: Thông tin là một phạm trù vật chất bao gồm những cảm nhận, suy đoán, nhận thức, biểu hiện của con ngƣời tại một thời điểm nhất định về sự vật hiện tƣợng của thế giới khách quan. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con ngƣời vì:  Thông tin là căn cứ cho mọi quyết định.  Thông tin đúng vai trò trọng yếu trong sự phát triển của nhân loại.  Thông tin có ảnh hƣởng đối với kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. b. Quy trình xử lý thông tin cơ bản  Khái niệm xử lý thông tin: Xử lý thông tin là một quá trình tác động của con ngƣời vào thông tin bao gồm các bƣớc:  Thu thập tin.  Thống kê, tính toán, phân tích, v.v…  Xuất thông tin.  Sơ đồ tổng quát của quy trình xử lý thông tin: Quá trình xử lý thông tin là quá trình biến đổi các dữ liệu thu thập đƣợc ở dạng rời rạc thành thông tin chuyên biệt phục vụ cho những mục đích nhất định. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con ngƣời đều đƣợc thực hiện theo sơ đồ sau: Vào Xử lý Ra và lƣu trữ (Input) (Processing) (Output) Muốn đƣa thông tin vào máy tính, con ngƣời phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý đƣợc. c. Tin học  Khái niệm: Tin học (Informatics) là ngành khoa học nghiên cứu các phƣơng pháp, công nghệ, kỹ thuật lƣu trữ và xử lý thông tin tự động. Công cụ chủ yếu của Tin học là máy tính điện tử và các thiết bị truyền tin.  Các lĩnh vực nghiên cứu của Tin học: Việc nghiên cứu chính của Tin học tập trung chủ yếu vào 2 kỹ thuật phát triển song song nhau: Kỹ thuật phần cứng (Hardware Engineering): Nghiên cứu, chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mới… hỗ trợ cho máy tính và mạng máy tính đẩy mạnh khả năng xử lý toán học và truyền thông tin. Giảng viên: Lê Thị Thu 1 Trung tâm TT&NN Bài giảng Tin học đại cương Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering): Nghiên cứu phát triển các phần mềm hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình cho các bài toán khoa học kỹ thuật, mô phỏng điều khiển tự động, tổ chức dữ liệu và quản lý hệ thống thông tin. Ứng dụng của Tin học: Tin học hiện đang đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhƣ: Khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất, giáo dục, khoa học xã hội, giải trí… d. Dữ liệu (Data)  Khái niệm: Dữ liệu (data) là những thông tin mà máy tính điện tử xử lý đƣợc.  Điều kiện dữ liệu: Thông tin mà máy tính điện tử xử lý đƣợc phải thỏa mãn 3 điều kiện:  Khách quan: Không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan.  Đo đƣợc: Xác định đƣợc bằng một đại lƣợng.  Rời rạc: Các giá trị kế cận của nó là rời nhau.  Các loại dữ liệu thông thường: Dữ liệu tồn tại ở 3 dạng cơ bản sau:  Dữ liệu dạng số: Số nguyên, số thực.  Dữ liệu dạng phi số: Văn bản, âm thanh, hình ảnh.  Dữ liệu dạng tri thức: Các sự kiện, các luật… e. Đơn vị lƣu trữ thông tin Để lƣu trữ thông tin, máy tính điện tử dùng hệ đếm nhị phân (Binary) tức là hệ đếm đƣợc biểu diễn với 2 chữ số 0 và 1 vì máy tính điện tử đƣợc chế tạo dựa trên các thiết bị điện tử chỉ có 2 trạng thái đóng và mở tƣơng ứng với 2 số 0 và 1. Các đơn vị đo thông tin: Đơn vị cơ sở: Bit (Binary Digit). Tại mỗi thởi điểm 1 bit chỉ lƣu trữ đƣợc giá trị 0 hoặc giá trị 1. Trong Tin học ta thƣờng dùng một số đơn vị bội của bit sau đây: Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte B 1 Byte = 8 Bit Kilobyte KB 1 KB = 1024 Byte Megabyte MB 1 MB = 1024 KB Gigabyte GB 1 GB = 1024 MB Terabyte TB 1 TB = 1024 GB Petabyte PB 1 PB = 1024 TB 1.1.2. BIỂU DIỄN THÔNG TIN a. Thông tin dạng số Khái niệm hệ đếm: Hệ đếm đƣợc hiểu nhƣ tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập các ký hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.  Hệ thập phân (Hệ đếm cơ số 10): Khái niệm: Là một hệ đếm dùng 10 ký số từ 0 đến 9 (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) để biểu diễn số, đếm và tính toán. Giảng viên: Lê Thị Thu 2 Trung tâm TT&NN Bài giảng Tin học đại cương Mọi số của hệ thập phân đều biểu diễn đƣợc dƣới dạng tổng các số với lũy thừa cơ số 10. Ví dụ: 30126,54 = 3.104 + 0.103 + 1.102 + 2.101 + 6.100 + 5.10-1 + 4.10-2 Hệ thập phân đƣợc con ngƣời sử dụng rộng rãi trong tính toán, trong khoa học kỹ thuật và trong giao tiếp. Nhƣợc điểm: phải dùng tới 10 ký hiệu nên khó khăn khi biểu diễn trong máy.  Hệ nhị phân (Hệ đếm cơ số 2): Khái niệm: Là hệ đếm dùng 2 ký số là 0 và 1 để để biểu diễn số, đếm và tính toán. Mọi số của hệ nhị phân đều biểu diễn đƣợc dƣới dạng tổng các số với lũy thừa cơ số 2. Ví dụ: 11101,10 = 1.24 + 1.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 + 1.2-1 + 0.2-2 Hệ nhị phân đƣợc máy tính sử dụng thuận lợi do việc định nghĩa 0 và 1 nhƣ sau: 1  có xung điện (mở), 0  không có xung điện (ngắt). Đây là 2 trạng thái trái ngƣợc của vật chất. Nhƣợc điểm: Biểu diễn số khá dài dòng, con ngƣời không sử dụng trong tính toán, trong khoa học kỹ thuật và trong giao tiếp.  Hệ thập lục phân (Hệ đếm cơ số 16). Khái niệm: Là một hệ đếm dùng 10 ký số từ 0 đến 9 và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: