Danh mục

Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.41 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế để các thương nhân xuất khẩu thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong văn bản luật được Quốc hội thông qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tếCHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾIV. 1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người xuất khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau:IV.1.1. Nắm vững và thực hiện đúng theo các qui định Các thương nhân xuất khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua; nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Để biết được nội dung trong các văn bản pháp luật đó thì người xuất khẩu có thể đọc trên công báo hoặc tuy cập trên các Website sau: Website của Chính phủ : www.chinhphu.vn Website của Bộ Công Thương : www.moit.gov.vn Website của Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn Website của Tổng cục Hải quan : www.customs.gov.vn 1CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾIV.1.2. Kiểm tra L/C ( nếu thanh toán theo L/C ). Kiểm tra tính chân thực của L/C Mặc dù người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ ngân hàng mở L/C, nhưng người xuất khẩu nên nhận L/C thông qua ngân hàng thông báo vì ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C bằng cách kiểm tra chữ ký của người phát hành L/C (nếu L/C mở bằng thư) hoặc kiểm tra mã số (nếu L/C mở bằng điện). Kiểm tra kỹ nội dung L/C Khi nhận được L/C gốc gởi đến, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ từng nội dung, từng chi tiết của L/C xem có đúng như hợp đồng đã ký kết hoặc có phù hợp với khả năng thực hiện của mình không, nếu đúng và có khả năng đáp ứng thì tiến hành các bước kế tiếp để giao hàng, ngược lại thì đề nghị người nhập khẩu phải tu chỉnh L/C cho đến khi nào phù hợp mới xúc tiến việc giao hàng. 2CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCác nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền (nếu có). + Tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C + Tên, địa chỉ người thụ hưởng. + Số tiền của L/C. + Loại L/C. 3CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCác nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C. + Thời hạn giao hàng. + Cách giao hàng. + Cách vận tải. + Phần mô tả hàng hóa. + Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ. + Các chi tiết khác trong L/C. 4CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾIV.1.3. Chuẩn bị nguồn hàng hóa để xuất khẩu. Để chuẩn bị nguồn hàng, người xuất khẩu có thể thực hiện các phương thức tạo nguồn hàng sau: Tổ chức sản xuất, chế biến, nuôi trồng, đánh bắt khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Tổ chức mua hàng xuất khẩu. Tổ chức đại lý mua hàng xuất khẩu. Tổ chức gia công hàng xuất khẩu. Tổ chức liên doanh liên kết xuất khẩu. 5 Tổ chức xuất khẩu ủy thácCHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾNhững hợp đồng thường được ký kết để tạo nguồn hàng, nguồn thu: Hợp đồng mua bán: Là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong nước, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, các chứng từ hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán. Hợp đồng đại lý mua hàng: Là hợp đồng đại lý, trong đó qui định bên giao đại lý (doanh nghiệp xuất khẩu) giao cho bên đại lý tiến hành mua hàng theo những điều kiện do bên giao đại lý đưa ra. Bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý mua hàng một khoản tiền nhất định gọi là tiền thù lao đại lý mua hàng trên cơ sở thỏa thuận của 2 bên. 6CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Hợp đồng gia công: Là hợp đồng gia công giữa các thương nhân trong nước, trong đó bên đặt gia công (doanh nghiệp XK) giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công để gia công, chế biến ra thành phẩm XK sau đó giao lại cho bên đặt gia công và được bên đặt gia công thanh toán một khoản tiền gia công do hai bên thỏa thuận. Hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu: Là hợp đồng liên doanh liên kết, trong đó các bên liên doanh cùng chung vốn, chung sức, chung chịu mọi rủi ro để kinh doanh XK. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu: Là hợp đồng trong đó quy định bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác (doanh nghiệp XK) tiến hành xuất khẩu hàng của bên ủy thác theo những điều kiện mà bên ủy thác đặt ra. Bên nhận ủy thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng XK với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác và được bên ủy thác trả một khoản tiền thù lao gọi là phí ủy thác 7CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾIV.1.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng (kiểm nghiệm); nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (kiểm dịch). Hệ thống kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ở hai cấp: + Ở cơ sở. + Ở cửa khẩu. 8CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: