
Bài giảng Vật lý 1 và thí nghiệm: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vật lý 1 và thí nghiệm: Phần 2 Phụ lục: Các hằng số vật lý thường dùng HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ========== BÀI GIẢNG MÔN HỌC VẬT LÝ 1 VÀ THÍ NGHIỆM Biên soạn: TS. LÊ THỊ MINH THANH ThS. HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG ThS. VŨ THỊ HỒNG NGA HÀ NỘI – 2010 1 Phụ lục: Các hằng số vật lý thường dùng CHƯƠNG VII TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN Các điện tích đứng yên tạo ra xung quanh chúng một môi trường vật chất đặc biệt, được gọi là trường tĩnh điện. §1. NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU Mặc dù các hiện tượng trong tự nhiên thể hiện dưới rất nhiều vẻ khác nhau, nhưng vật lý học hiện đại cho rằng chúng đều thuộc bốn dạng tương tác cơ bản: tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác yếu và tương tác mạnh; trong số đó tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ là những tương tác rất phổ biến. Đối với các vật thể thông thường thì tương tác hấp dẫn rất yếu và ta có thể bỏ qua. Nhưng tương tác điện từ nói chung là đáng kể, thậm chí nhiều khi rất đáng kể. 1. Sự nhiễm điện của các vật. Hai loại điện tích Thực nghiệm xác nhận rằng, khi cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa hay một thanh êbônit vào lông thú thì thanh thủy tinh và thanh êbônit có khả năng hút được các vật nhẹ. Ta nói rằng, chúng đã bị nhiễm điện hay trên các thanh đã xuất hiện các điện tích. Trong tự nhiên có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Người ta quy ước, điện tích xuất hiện trên thanh thủy tinh sau khi cọ xát nó vào lụa là điện tích dương; còn điện tích xuất hiện trên thanh êbônit sau khi cọ xát vào lông thú là điện tích âm. Thực nghiệm cũng xác nhận rằng, điện tích trên một vật bất kì có cấu tạo gián đoạn và bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố nào đó. Ta nói, điện tích bị lượng tử hóa. Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất được biết trong tự nhiên và có độ lớn e 1,6.1019 C. Proton và electron là những hạt mang điện tích nguyên tố: proton mang điện tích dương, còn electron mang điện tích âm. e 2e Chú ý rằng, người ta đã phát hiện những hạt quark mang điện tích , . Tuy nhiên, 3 3 những hạt này không thể tồn tại một cách riêng biệt nên ta không lấy điện tích của chúng làm điện tích nguyên tố. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm các proton, electron mang điện và các neutron trung hòa điện. Các proton và neutron xếp chặt trong hạt nhân nguyên tử. Trong mẫu nguyên tử đơn giản thì các electron chuyển động theo các quỹ đạo quanh hạt nhân. Ở trạng thái bình thường, số proton và electron trong nguyên tử luôn luôn bằng nhau nên tổng đại số các điện tích trong một nguyên tử bằng không. Ta nói, nguyên tử trung hòa điện. Nếu vì lí do nào đó mà nguyên tử mất đi (hoặc nhận thêm) một hoặc vài electron thì nó sẽ trở thành phần tử mang điện dương (hoặc âm) và được gọi là ion dương (hoặc ion âm). 2. Định luật bảo toàn điện tích 117 Phụ lục: Các hằng số vật lý thường dùng Theo thuyết điện tử, quá trình nhiễm điện của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa chính là quá trình electron chuyển dời từ thủy tinh sang lụa. Điều này làm cho thủy tinh trở thành vật mang điện dương. Như vậy, bản chất sự cọ xát không tạo ra điện tích mà chỉ làm cho điện tích chuyển từ vật này sang vật khác, làm mất đi tính trung hòa điện của mỗi vật trong quá trình ấy. Đây chính là nội dung của định luật bảo toàn điện tích, và được phát biểu như sau: Các điện tích không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, chúng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc dịch chuyển bên trong một vật. Hay: Tổng đại số các điện tích trong một hệ cô lập là không đổi 3. Phân loại vật dẫn Xét về tính dẫn điện, ta có thể phân loại các chất như sau: Chất dẫn điện là những chất trong đó có các hạt mang điện tích có thể chuyển động tự do trong toàn bộ thể tích vật. Thí dụ: kim loại, các dung dịch muối, axit, bazơ,… Chất cách điện, hay còn gọi là điện môi, là những chất trong đó không có các điện tích tự do mà điện tích xuất hiện ở đâu sẽ định xứ ở đấy. Thí dụ: thủy tinh, êbônit, cao su, nước nguyên chất,… Chất bán dẫn là các chất có tính dẫn điện trung gian giữa các chất dẫn điện và cách điện. Ở nhiệt độ thấp, các chất bán dẫn dẫn điện kém, nhưng ở nhiệt độ cao, tính dẫn điện của nó tăng dần. Thí dụ: silic, germani,… Chất siêu dẫn là các chất mà các điện tích khi chuyển động qua chúng không gặp bất cứ sự cản trở nào. Năm 1911, nhà vật lí người Hà Lan, Kammerlingh Onnes (1853 – 1926) đã phát hiện thủy ngân rắn mất hoàn toàn điện trở (tức trở thành chất siêu dẫn) ở nhiệt độ dưới 4,2K. §2. ĐỊNH LUẬT COULOMB 1. Điện tích điểm: Điện tích điểm là một vật mang điện tích có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách từ điện tích đó tới những điểm hoặc những vật mang điện khác mà ta đang khảo sát. Khái niệm điện tích điểm chỉ có tính tương đối. Charles Coulomb là nhà vật lí học người Pháp. Ban đầu ông nghiên cứu sự xoắn của các sợi dây nhỏ và tìm được công thức về mối liên hệ giữa góc xoắn và moment lực tác dụng lên dây xoắn. Trên cơ sở này, năm 1784 ông chế tạo một chiếc cân xoắn chính xác Hình 7-1 (hình 7-1) khảo sát lực tương tác tĩnh điện giữa các điện tích. Năm 1785 Coulomb đã tổng kết các kết quả thí nghiệm và phát biểu thàn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Vật lý 1 và thí nghiệm Bài giảng Vật lý 1 Trường tĩnh điện Định lý Ostrogratski-Gauss Tính chất vật dẫn cân bằng tĩnh điện Hiện tượng cảm ứng điện từTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.2: Động lực học chất điểm
14 trang 71 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Dụng Văn Lữ
183 trang 66 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.3: Các định luật bảo toàn trong cơ học
28 trang 55 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.1: Động học chất điểm
10 trang 55 0 0 -
257 trang 50 0 0
-
Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Chương 5: Hiện tượng cảm ứng điện từ
16 trang 49 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Phần 2: Nhiệt học
57 trang 49 0 0 -
Bài giảng Vật lý 2 - Chương 1: Trường tĩnh điện
72 trang 48 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP. HCM
7 trang 47 0 0 -
Giáo trình Vật lý đại cương: Phần 2 - Đỗ Quang Trung (chủ biên)
215 trang 46 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.5: Cơ học chất lỏng
12 trang 46 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 và thí nghiệm: Phần 1
116 trang 43 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 (Ban KHTN) - Trường THPT Đào Sơn Tây
19 trang 40 0 0 -
Bài giảng Vật lý đại cương - Chương 1: Trường tĩnh điện
47 trang 39 1 0 -
Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Châu Đức
5 trang 37 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1 - Chương 1.4: Cơ học vật rắn
12 trang 37 0 0 -
Bài giảng Vật lý 1: Chương 6 - Lê Quang Nguyên
8 trang 35 0 0 -
Giáo trình Vật lý đại cương A1: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
201 trang 35 0 0 -
Tài liệu giảng dạy môn Vật lý đại cương A2
102 trang 33 0 0 -
312 trang 32 0 0