
Bài tập học môn Tài chính tiền tệ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập học môn Tài chính tiền tệ Họ và tên: Nguyễn Diệu Hoa MSSV: 1111510018 Lớp: Anh 22 – Kinh Doanh Quốc Tế BÀI TẬP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC Đề bài: Trình bày những kiến thức của môn học trước có liên quan đến môn Tài chính – Tiền tệ Bài làm: I. Các môn học (đã học) có liên quan đến môn Tài chính – Tiền tệ. 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 2. Kinh tế học vĩ mô II. Những kiến thức liên quan của môn học “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin” đến môn học Tài chính – Tiền tệ 1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ 1.a. Sự phát triển của các hình thái giá trị - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá rị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính ngẫu nhiên, người ta trao đổi vật này để lấy vật khác - Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ 1, chăn nuôi tách khỏi trồng chọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, 1 hàng hóa này có thể quan hệ với rất nhiều hàng hóa khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. - Hình thái chung của giá trị: Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hóa được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu troa đổi từ đó cũng trở nên phức tạp hơn (người có vải muốn đổi thóc mà người có thóc lại không muốn đổi vải). Do đó, hình thức trao đổi trực tiếp đã không còn thích ợp và gây trở ngại cho việc trao đổi. Trong tình huống đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hóa của mình đổi lấy loại hàng hóa mà được nhiều người ưa chuộng, rồi đem hàng hóa đó đổi lấy thứ mình cần. Khi vật trung gian trao đổi đó được cố định lại ở thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, thì hình hái chung của giá trị xuất hiện. - Hình thái tiền tệ: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, do đó dẫn đến đòi hỏi khách qua phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 vật độc tôn và phổ iến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị. Lúc đầu, nhiều kim loại đóng vai trò là tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở vàng. Tiền tệ xuất hiện là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Đến đây, các giá trị hàng hóa đã có 1 phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại. Bản chất của tiền tệ 1.b. Theo C.Mác “ tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao đọng xã hội và biểu hiện quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa” Ngoài ra, bản chất của tiền tệ còn thể hiện ở các chức năng của nó. 2. Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông của tiền tệ 2.a. Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. - Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông tiền là môi giới trong trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. trao đổi hàng hóa có tiền mặt mới gọi là lưu thông hàng hóa. Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-H - Phương tiện cất trữ: là khi tiền rút khỏi lưu thông đi cất trữ. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị. Chức năng cất giữ tiền trong lưu thông thích ứng 1 cách tự phát với nhu cầu tiền trong lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông, và ngược lại nếu lượng sản xuất hàng hóa giảm, 1 lượng tiền vàng sẽ được đưa vào cất trữ. - Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… - Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lalij hình thái ban đầu của nó là vàng. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát 2.b. - Quy luật lưu thông tiền tệ: là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định. Theo C.Mác cho rằng số lượng tiền tệ cần cho lưu thông phụ thuộc vào 3 nhân tố: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa, tốc độ lưu thông của đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của 3 nhân tố này với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến: Tổng số giá cả hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong 1 thời gian nhất định. - Lạm phát: là tình trạng mức giá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế học vĩ mô thuyết tiền tệ lý thuyết tài chính bản chất của tiền tệ hình thái tiền tệ lưu thông tiền tệTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 803 4 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 307 2 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 275 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 251 7 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 238 0 0 -
Giáo trình môn học Lý thuyết tài chính - tiền tệ
60 trang 223 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Khái quát kinh tế vĩ mô
32 trang 172 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 168 0 0 -
kinh tế học vĩ mô dành cho chính sách công - một số ứng dụng lý thuyết hành vi tiêu dùng
9 trang 162 0 0 -
21 trang 151 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công (Chủ biên)
148 trang 150 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 trang 143 0 0 -
52 trang 117 0 0
-
2 trang 105 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 2 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
148 trang 92 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 2
69 trang 91 0 0 -
Tiểu luận Kinh tế học vi mô: Thị trường xăng dầu Việt Nam
21 trang 77 0 0 -
Bài giảng Tổng quan tài chính-tiền tệ - PGS.TS. Sử Đình Thành
42 trang 76 1 0 -
Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập I): Phần 2
235 trang 72 0 0 -
Giáo trình kinh tế vi mô_Chương 5: Cấu trúc thị trường
61 trang 65 0 0