Danh mục tài liệu

Bài tập Luật các tổ chức tín dụng

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 45.16 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu với các khái niệm và nội dung cơ bản của luật các tổ chức tín dụng; tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tín dụng nước ngoài; so sánh các loại hình tổ chức tín dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập Luật các tổ chức tín dụng Bài tập luật các tổ chức tín dụng I/ Giới thiệu chung Ở tất cả các quốc gia, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát  triển kinh tế  xã hội. Nền kinh tế  Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ  tăng   trưởng cao so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh   tế là hết sức lớn.  Trong điều kiện hiện tại, đầu tư  nước ngoài chưa đạt được mức kế  hoạch, ngược lại  ở  nhiều nơi còn có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước đang được  thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn từ nội lực kinh tế còn hẹp. Thị trường   chứng khoán Việt Nam mới được hình thành và chưa thật sự  trở  thành kênh cung cấp vốn   hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài   chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổ chức tín dụng. Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả;  bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần  thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần  theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa,  Luật các tổ chức tín dụng được ban hành ngày 26/12/1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1998,  gồm 11 chương với 123 điều. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức  tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Sau nhiều lần bổ sung sửa đổi, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã được Quốc hội thông  qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. So với luật 1997, luật 2010  hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế Việt Nam và cũng thuận lợi  hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luật 2010 được chia làm 10 chương, bao gồm  163 điều. Cụ thể như sau:  ­  Chương I – Các quy định chung: Có 17 điều (từ Điều 1 đến Điều 17) quy định về  phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, áp dụng luật và điều ước quốc tế; giải thích từ  ngữ, sử dụng các thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng, hình thức pháp lý của  TCTD, ngân hàng chính sách, quyền tự chủ của TCTD, hợp tác, cạnh tranh, bảo vệ quyền  lợi của khách hàng, cung cấp và bảo mật thông tin, phòng chống rửa tiền, cơ sở dữ liệu  thông tin dự phòng. ­ Chương II – Giấy phép: Có 12 điều (từ Điều 18 đến Điều 29) bao gồm các quy định  về thẩm quyền cấp phép, vốn pháp định, điều kiện cấp phép đối với từng loại hình tổ  chức tín dụng, thời hạn, lệ phí cấp phép, đăng ký kinh doanh, công bố Giấy phép, điều  kiện khai trương hoạt động, sử dụng Giấy phép, thu hồi Giấy phép, những thay đổi phải  được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. ­ 3. Chương III – Tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng: Có 60 điều 8  mục (từ Điều 30 đến Điều 89) bao gồm các quy định về cơ cấu mạng lưới của tổ chức tín  dụng, điều lệ của TCTD, cơ cấu tổ chức quản lý, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên,  Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của TCTD và các quy định đặc thù về tổ chức, quản trị,  điều hành của từng loại hình TCTD theo hình thức pháp lý (như công ty cổ phần, công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở lên, hợp tác xã…). ­ Chương IV – Hoạt động của tổ chức tín dụng: Có 34 điều (từ Điều 90 đến Điều  123), trong đó có các quy định chung về hoạt động của tổ chức tín dụng và phạm vi hoạt  động đặc thù của từng loại hình tổ chức tín dụng. ­ Chương V – Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước  ngoài khác có hoạt động ngân hàng: Có 02 điều (Điều 124, 125) quy định về quyền đặt văn  phòng đại diện và phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước  ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. ­ Chương VI – Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín  dụng: Có 10 điều (từ Điều 126 đến Điều 135) quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn  trong hoạt động của tổ chức tín dụng. ­ Chương VII – Tài chính, hạch toán, báo cáo: Có 9 điều (từ Điều 136 đến Điều 144)  quy định về chế độ tài chính; năm tài chính; hạch toán kế toán; quỹ dự trữ; mua, đầu tư  vào tài sản cố định; báo cáo; công khai báo cáo tài chính; chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản  ra nước ngoài. ­ Chương VIII – Kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý  TCTD: Có 13 điều (từ Điều 145 đến Điều 157) được chia thành 2 mục, quy định về kiểm  soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản, thanh lý tổ chức tín dụng, phong toả vốn, tài  sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. ­ Chương IX – Cơ quan quản lý nhà nước: Có 3 điều (từ Điều 158 đến Điều 160)  quy định về cơ quan quản lý nhà nước; thẩm quyền thanh tra, giám sát, kiểm tra; quyền,  nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát. ­ Chương X – Điều khoản thi hành: Có 3 điều (từ Điều 161 đến Điều 163) quy định  về hiệu lực ...