Danh mục tài liệu

Bài tiểu luận Tài chính tiền tệ: Lạm phát của Việt Nam từ 2004 đến nay - Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục

Số trang: 35      Loại file: doc      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị trường. Nó là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ XXI và đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài tiểu luận Tài chính tiền tệ "Lạm phát của Việt Nam từ 2004 đến nay - Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận Tài chính tiền tệ: Lạm phát của Việt Nam từ 2004 đến nay - Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ­­­­­­­­­­ BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Tên đề tài:LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ 2004 ĐẾN   NAY. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP   KHẮC PHỤC Sinh viên thực hiện: Lê Đức Minh Hiếu Lớp: 56KT1 Nha Trang, tháng 9 năm 2015 1 PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử đã chứng minh rằng trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia  đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng   gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia   còn sử dụng lạm phát một con số làm động lực để kích thích nền kinh tế phát   triển.  Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị trường.Nó  là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế  kỷ  XXI và đụng  chạm tới mọi hệ thống kinh tế dù phát triển hay không. Lạm phát được coi là một căn bệnh kinh niên của mọi nền kinh tế  hàng  hoá tiền tệ. Nó có  tính thường  trực,  nếu không thường  xuyên kiểm soát,   không có những giải pháp chống lạm phát thường trực, đồng bộ và hữu hiểu  thì lạm phát có thể  xảy ra  ở bất cứ nền kinh tế hàng hoá nào với bất kì chế  độ xã hội nào. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang kinh tế  thị trường,vì vậy nghiên cứu lạm phát đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay  để đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế nước nhà. Cơ  chế  thị  trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự  đổi thay của  nền kinh tế  Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế  thị  trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận  cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế  cũng như  các doanh  nghiệp phải nhanh chóng để  tiếp cận, nắm bắt những vấn đề  của nền kinh  tế mới. Bên cạnh bao vấn đề  cần có để kinh doanh còn là những vấn đề  nổi  cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề  nổi cộm  ấy là lạm phát.  Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết  sức phức tạp đòi hỏi sự  đầu tư  lớn về  thời gian trí tuệ  mới có thể  mong   muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các  nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ  của chính phủ. Lạm phát  ảnh hưởng  toàn bộ  đến nền kinh tế  quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao  động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn   2 định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế  xã hội,   nâng cao đời sống nhân dân.  Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,  nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và   chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát.  Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của  hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm   nhanh.  Bài viết này với đề tài: “LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ 2004 ĐẾN  NAY. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC”.  Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt  thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn  hạn chế, chúng em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp  để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn. PHẦN II : NỘI DUNG           I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 1.  Định nghĩa lạm phát      Quan niệm cổ  điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền  vượt quá số  lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. Tuy nhiên định nghĩa này  không giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế  giới từ những năm 70 hoặc  ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn   có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổnđịnh. Nếu chỉ  coi là lạm phát khi sự  tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ  dẫn đến coi thường  các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.     Một quan điểm phổ  biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện  tượng tăng  lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian.   Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá  cả chỉ tăng tạm thời,trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán  ở  Việt nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả  của những biến động  cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh   3 tế. Những trường hợp như  vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ  dẫn đến sự  cường điệu hoá nguy cơ lạm phát.   Các nhà kinh tế  học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là  Milton Friedman đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả  tăng nhanh và   liên tục trong một thời gian dài”. Theo trường phái này, sự  tăng lên của mức  giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của  lạm phát được thể  hiện  ở tính chất của sự  tăng giá đó: đó là sự  tăng giá với  tốc độ  cao và kéo dài. Chính sự  tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến  thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng vì vậy,   cái gọi là tỷ  lệ  tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể  nghe trên đài, báo hay  vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng   trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể  chỉ là sự  thay  đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ  không kéo dài. Chỉ  khi  nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu   hiện của lạm phát cao.   2. Lạm phát được tính như thế nào?      Lạm phát được đo lường bằng c ...