Danh mục tài liệu

BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.23 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được làm rõ dần qua các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là qua Đại hội IX. Trong bài viết này, tôi xin bổ sung và lý giải thêm vài điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMBẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMTRẦN XUÂN TRƯỜNGVấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Namđã được làm rõ dần qua các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là qua Đại hội IX. Trong bài viếtnày, tôi xin bổ sung và lý giải thêm vài điểm.1 – Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất địnhcủa văn minh nhân loại. Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinh tế thị trường vừa là vấn đề củalực lượng sản xuất, vừa là vấn đề của quan hệ sản xuất. Phải đạt đến một trình độ pháttriển nhất định, nền sản xuất xã hội mới thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, mới có sảnphẩm dư thừa để trao đổi. Cũng phải trong những quan hệ xã hội như thế nào của sảnxuất mới nảy sinh cái tất yếu kinh tế: người sản xuất hàng hóa phải mang sản phẩm dưthừa ra thị trường; kẻ mua và người bán trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường.Kinh tế thị trường thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, nhưng nó không bao giờ tự sản sinhra một hệ thống quan hệ sản xuất đầy đủ, độc lập với các phương thức sản xuất mà trongđó nó vận động. Nó bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với hệ thống các quan hệ sản xuất vàtrao đổi của từng thời đại kinh tế, với các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phốicủa từng phương thức sản xuất trong lịch sử. Sự gắn bó đó chặt chẽ đến mức chúng ta cóthể nói đến nền kinh tế hàng hóa của xã hội nô lệ; nền kinh tế hàng hóa giản đơn tronglòng xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn trở thành kinhtế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, trở thành kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Và, trong chủnghĩa tư bản, những quan hệ kinh tế của kinh tế thị trường và của chủ nghĩa tư bản thâmnhập vào nhau thành một thể thống nhất. Điều đó gây nên rất nhiều sự nhầm lẫn của kinhtế học tầm thường. Chỉ có sự trừu tượng hóa khoa học của những người mác-xít mớiphân tích được bản chất và đặc điểm của kinh tế thị trường của từng phương thức sảnxuất trong lịch sử.2 – Cho đến nay, nhân loại mới chỉ biết đến nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nhưlà nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Nhân loại chưa biết đến nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì ở nơi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời thì lạikhông phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; còn ở nơi phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội chưa phát triển hoàn chỉnh.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễnđang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tậptrung, quan liêu, bao cấp. Đương nhiên, đó không phải là nền kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa, tuy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ nền kinh tế thị trường tư bản chủnghĩa hiện đại. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tếkhác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quanhệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Bàn về bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namchính là bàn về bản chất của những thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân trongthời kỳ quá độ ở Việt Nam. Những thành phần kinh tế đó tạo thành cơ sở kinh tế của địnhhướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ở đây, có một câu hỏi đặtra: Phải chăng định hướng chính trị quy định bản chất của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa? Vấn đề mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của cách mạngViệt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề không đơn giản chút nào.Chắc chắn rằng, trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, chính trị phải đóng vai trò hàng đầu vàchi phối toàn bộ sự phát triển của đất nước, kể cả sự phát triển kinh tế. Con đường chínhtrị xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại cảloài người vẫn tiếp tục vượt qua chủ nghĩa tư bản, đi lên chủ nghĩa xã hội theo cách nàyhay cách khác, cho dù trước mắt còn gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, định hướng xã hộichủ nghĩa của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở nước ta không phải chỉ dođịnh hướng chính trị chi phối, mà còn được chi phối bởi cơ sở kinh tế bên trong, đượcbảo đảm bởi một kết cấu kinh tế mà trong quá trình vận động, tự nó có xu hướng xã hộichủ nghĩa, và do đó, nó làm cho các nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh lên.Vậy cái gì là nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?Nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu. Khi lý giải mối quan hệgiữa các hình thức sở hữu đó, việc lý giải mối quan hệ giữa hình thức công hữu và hìnhthức tư hữu, đặc biệt là hình thức tư hữu tư bản chủ nghĩa, là phức tạp nhất về mặt lý luậnvà thực tiễn.Cách giải thích rằng, chỉ có hình thức công hữu mới mang bản chất xã hội chủ nghĩa, chonên việc nhanh chóng mở rộng hình thức công hữu, thu hẹp hình thức tư hữu là thực hiệnyêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường là không đúng với lý luậnMác – Lê-nin và đường lối chính trị, kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IXcủa Đảng xác định: Chế độ công hữu sẽ từng bước được xác lập và “sẽ chiếm ưu thếtuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản”(1). Nhưng, từ nay đến đấycòn xa, hình thức sở hữu tư nhân còn tồn tại lâu dài và còn đóng vai trò tích cực trongnền kinh tế thị trường nước ta. Để hình thức công hữu tiến lên chiếm ưu thế tuyệt đối,chắc chắn phải làm cho nó tiến triển một cách kinh tế, như một quá trình lịch sử tự nhiên,chứ không bằng biện pháp hành chính.Lại có cách giải thích xóa nhòa ranh giới giữa hình thức công hữu và hình thức tư hữu,hầu như coi các thành phần kinh tế đều có cùng một bản chất xã hội chủ nghĩa. Ở đây,người ta đã lạm dụng luận đề trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: