Danh mục tài liệu

BÁN HẠ (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.18 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Vị thuốc Bán hạ còn gọi Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục), Dương nhãn bán hạ (Tân Tu Bản Thảo), Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử, Đàm cung tích lịch (Hòa Hán Dược Khảo), Lão nha nhãn, Thiên lạc tinh, Dả vu đầu, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Tam bộ khiêu (Hồ Nam Dã Sinh Thực Vật), Ma vu quả (Liễu Châu DânGian Phương Dược Tập), Địa chu bán hạ (Côn Minh Dược Dụng Thực Vật Điều Tra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁN HẠ (Kỳ 1) BÁN HẠ (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Bán hạ còn gọi Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô PhổBản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục), Dương nhãn bán hạ (Tân Tu Bản Thảo),Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử, Đàm cung tích lịch (Hòa Hán DượcKhảo), Lão nha nhãn, Thiên lạc tinh, Dả vu đầu, (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển), Tam bộ khiêu (Hồ Nam Dã Sinh Thực Vật), Ma vu quả (Liễu Châu DânGian Phương Dược Tập), Địa chu bán hạ (Côn Minh Dược Dụng Thực Vật ĐiềuTra Báo Cáo), Địa lôi công (Trung Dược Chí) . Tác dụng: + Táo thấp, hóa đàm, giáng nghịch, chỉ thổ Chủ trị: + Trị ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp thủy ẩm, thấp trệ trung tiêu, nônmửa bụng đầy, đinh nhọt, sưng tấy, dùng sống tán bột, đắp ngoài. Kiêng kỵ: + Đàn bà có thai, chứng táo nhiệt, không được dùng. Không có hàn thấp khícấm dùng + Tính nó ghét Tạo giác, sợ Hùng hoàng, Gừng sống, Gừng khô, Tần bì,Quy giáp, Phản Ô đầu, kỵ máu dê, Hải tảo, Mạch nha, Đường. TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ BÁN HẠ Tên khoa học: Pinellia ternata (thunb) bret (pinellia tuberifera ten).Họ Ráy (Araceae). Mô tả: Bán hạ là loại thân củ. Củ hình tròn cầu hoặc tròn dẹt. Lá có cuống dài, vềmùa xuân cây mọc 1-2 lá, dài 3-33cm, lá đơn chia làm 3 thùy, tùy theo tuổi cây màlá mọc có khác nhau về hình dạng, cuống lá dài lá màu xanh, nhẵn bóng không cólông, lúc cây còn nhỏ lá đơn, hình trứng hay hình tim, đuôi nhọn mép lá nguyênhoặc hơi có làn sóng, gốc lá hình mũi tên, cây 2-3 tuổi lá có 3 thùy, hình bầu dụchay hình kim phình giữa, hai đầu nhọn. Cây 2-3 tuổi mới có hoa, hoa hình bông nởvào đầu mùa hạ, hoa có bao lớn, bao màu xanh, trong bao có hoa tự, hoa cái mọc ởphía dưới, màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, màu trắng, đoạn trên cong hoađài nhỏ. Quả mọng hình bầu dục, dạng trứng.Phân bố Có nhiều ở Trung quốc, mọchoang và trồng sản xuất. Nhân dân Trung quốc có tập quán cho Bán hạ sản xuất ởcác tỉnh Hồ bắc, Hồ nam, An huy, Sơn đông có phẩm chất tốt nhất. Ở các tỉnh nhưGiang tô, Triết giang, Tứ xuyên, Vân nam, Quý châu, Giang tây, Quảng tây cũngcó sản xuất vị này. Việt Nam còn phải nhập của Trung Quốc. Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa hè, chọn củ đào về rửa sạch đất cắt bỏ vỏ ngoài (màuvàng tro) và rễ tơ phơi khô. Mô tả dược liệu: Bán hạ hình cầu tròn hoặc hình tròn dẹt, hoặc dẹt nghiêng,đường kính 0,7-2cm. Mặt ngoài mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt, phần trên thườngtròn, phẳng, ở giữa có chỗ lõm, đó là vết của thân, mầu vàng nâu, chung quanh chichít vết rễ chấm nhỏ, mặt dưới thường hình tròn, tầy, bóng hoặc không phẳng,mầu trắng. Chất cứng, mặt bổ dọc hình quả Thận, có bột, mầu trắng, bóng mịn.Loại củ gìa hoặc khô thì mầu trắng tro hoặc có vân mầu vàng, không mùi, vị cay,nhấm thấy dính, tê lưỡi, ngứa họng (Dược Tài Học). Bào chế: + Vì Bán hạ dùng sống có độc, vì vậy khi dùng uống trong, cần phải bàochế. Cách bào chế có Pháp bán hạ, Tô bán hạ (chế với váng sữa) ngoài ra còn cóBán hạ khúc để dùng có tác dụng giải uất trừ đàm. Sau đây là các phép bào chế: a- Bào chế Pháp Bán hạ: Lấy Bán hạ sạch ngâm nước chừng 10 ngày chođến khi bột trắng nổi lên thì vớt ra, rồi ngâm tiếp với Bạch phàn (cứ 50kg Bán hạcho 1kg Bạch phàn). Ngâm 1 ngày rồi lại thay nước, đến khi nhấm vào miệngkhông còn cảm giác tê cay thì vớt ra, phơi trong râm (tránh nắng). Ngoài ra còn cócách khác là gĩa dập Cam thảo hòa với nước vôi, lắng gạn bỏ cặn rồi để Bán hạvào ngâm. Quấy trộn hàng ngày đến khi màu vàng thấm đều vào bên trong vớt raphơi trong râm đến khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 8kg Cam thảo và 10kg vôi cục)(Dược Tài Học). b- Bào chế Khương Bán hạ: Bán hạ đã được bào chế theo pháp Bán hạ nhưtrên, đến khi vị thuốc không còn tê cay thì xắt lát Gừng sống rồi cho Bạch phàn vàBán hạ vào đun cho thấm. Lấy ra phơi qua cho ráo nước, cắt thành từng miếngphơi khô (Cứ 50kg Bán hạ thì dùng 12,5 kg Gừng sống 6,5kg Bạch phàn) (DượcTài Học). c- Bào chế Thanh Bán hạ: Lấy Bán hạ đã biến chế theo Pháp bán hạ nhưtrên, đến khi vị thuốc không còn tê cay, thêm Bạch phàn và nước đun kỹ, lấy raphơi qua cho ráo nước ủ ấm rồi xắt thành phiến, lại phơi trong râm mát (Cứ 50kgBán hạ thì dùng 6,5kg Bạch phàn) (Dược Tài Học). d-Bào chế Bán hạ khúc: Dùng Bán hạ sống đồ vào nồi nước, dùng một chútphèn chua đun sôi ngâm 1 đêm, hôm sau lại đun nước khác để thay nước cũ đi,làm 7 ngày 7 đêm như vậy, rồi phơi khô, tán bột. Dùng nước Gừng hòa với hồ làmthành Bánh sao vàng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Dùng Bán hạ 160kg, Bạch giới tử 80g, giấm chua 200g. Cho Bạch giới tửgĩa nhỏ vào giấm khuấy đều, thêm Bán hạ vào ngâm trong 1 đêm. Lấy ra, rửa sạchhết nhớt mà dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). + Theo kinh nghiệm của huyện Đạt tỉnh Tứ xuyên biến chế như sau: Có thểđem củ tươi chất đống ở trong nhà 10-15 ngày, sau lấy tay bóp vỏ củ tự bóc ra thếlà được. Ngoài ra để rút ngắn thời gian ủ có thể trộn thêm một ít tro, có thể rútngắn được nửa thời gian ủ. Ngoài ra có một biện pháp ủ nhanh nữa là dùng một sốlượng vôi vừa phải trộn lẫn đều với củ xếp đống ở một góc nhà, đống cao khoảng17cm, ủ khoảng 1-1,5 ngày là có thể xát bỏ vỏ được. Sau khi ủ xong bỏ vào rổđầy, đem xuống chỗ nước chảy, lấy chân đạp sát, chân có đi dép cỏ, đạp cho tớikhi tróc hết vỏ, thành màu trắng là được, nhưng phải đề phòng da chân bị ngứa lở.Ngoài ra còn có thể dùng chổi cứng hoặc que cứng đầu có buộc rạ hoặc lưỡi ngôchọc vào rổ khoắng, trộn từ dưới lên, trong ra ngoài làm cho củ bị sát bong hết vỏngoài. Nếu có 1 số củ bên ngoài chưa tróc hết thì có thể chọn ra, sát lại cho sạch,nếu số lượng ít thì có thể lấy tay sát sạch, nhưng phải bôi thuốc hoặc dầu để chốngbị nhiễm độc. Sau khi qua giai đoạn sát bỏ vỏ là phơi khô, sau khi sát sạch vỏngoài nên phơi ...