Danh mục tài liệu

Bàn thêm về thời điểm người chăm ở Việt Nam theo Islam giáo

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo vào thời điểm nào cho đến nay vẫn còn khoảng trống cần được bổ sung. Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, phương pháp hệ thống luận, bài viết góp phần xác định thời điểm người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về thời điểm người chăm ở Việt Nam theo Islam giáoNghiên cứu Tôn giáo. Số 6 – 201491NGUYỄN BÌNH*BÀN THÊM VỀ THỜI ĐIỂM NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAMTHEO ISLAM GIÁOTóm tắt: Người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo vào thời điểmnào cho đến nay vẫn còn khoảng trống cần được bổ sung. Hơnnữa, nhiều nghiên cứu đã coi Champa là một vương quốc thốngnhất về tổ chức hành chính và chưa có nhiều liên hệ với bối cảnhkhu vực. Về mặt tôn giáo, rõ ràng Ấn Độ giáo chiếm ưu thế trongđời sống tôn giáo người Chăm. Chính vì thế, thời điểm và nguyênnhân một bộ phận người Chăm theo Islam giáo trở nên khó hiểu.Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, phương pháp hệthống luận, bài viết góp phần xác định thời điểm người Chăm ởViệt Nam theo Islam giáo.Từ khóa: Ấn Độ giáo, Islam giáo, người Chăm.1. Đặt vấn đềXác định thời điểm người Chăm ở Việt Nam theo Islam giáo là mộtvấn đề còn bỏ ngỏ. Đây là vấn đề khó có câu trả lời chính xác,vì trongtình trạng tư liệu chung ở các nước Đông Nam Á hải đảo như Indonesiavà Malaysia, các bằng chứng hoặc các sự kiện liên quan đến lịch sử dunhập Islam giáo vào người Chăm ở Việt Nam rất ít và rời rạc, ngoại trừhai tấm bia được phát hiện ở Miền Trung Việt Nam cho thấy có một cộngđồng Islam giáo sinh sống ở đây. Những thông tin đó không đủ để hìnhdung về sự du nhập Islam giáo vào người Chăm, hay nói cách khác là sựcải theo Islam giáo của người Chăm. Mặt khác, các công trình đề cập đếnthời điểm người Chăm theo Islam giáo chưa theo cách tiếp cận hệ thống,tách khỏi bối cảnh của Islam giáo ở khu vực Đông Nam Á hải đảo.Trên cơ sở sử dụng phương pháp sử học tôn giáo, tiếp cận hệ thốngluận, cùng với những dữ liệu đã có, bài viết này tìm hiểu thời điểm ngườiChăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cải theo Islam giáo đặt trong bối cảnh*ThS., nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam.92Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014kinh tế, xã hội (trong đó có tôn giáo) khu vực Đông Nam Á hải đảo vàPanduranga xưa (Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay).2. Bối cảnh xã hội của người Chăm khu vực PandurangaMột số bằng chứng cho thấy, vương quốc Champa kể từ khi mới lậpnước (thế kỷ II) và trong suốt thời gian tồn tại, đã chịu ảnh hưởng rất lớncủa văn hóa Ấn Độ và Ấn Độ giáo (Hinduism).“Một điều rất dễ thấy làvương quốc cổ Champa tôn sùng Hindu giáo, và hơn nữa, một nhánh củaHindu giáo là Shiva giáo từ khi mới lập nước, từ đầu Công nguyên vàtiếp tục thịnh hành trong suốt hơn nghìn năm lịch sử của nó, thể hiện rõràng trên hàng trăm đền tháp Hindu giáo, hàng trăm pho tượng và ngẫutượng Siva, và hơn nữa, thần chủ Srisana Bhadresvara còn được nói rõtrong bi ký”1. Trong số 128 bia quan trọng nhất của Champa có 92 bianói về Shiva, 3 bia nói về Vishnu, 5 bia nói về Brahma2.Ở thế kỷ XIII, nhiều đền tháp Ấn Độ giáo được xây dựng ở BìnhĐịnh, làm thành phong cách Bình Định của kiến trúc Champa. Cuối giaiđoạn này, cụm đền tháp Po Klong Garai, thờ quốc chủ, nhưng cũng thờlïnga - yoni, tượng trưng cho Siva và vợ là Uma3. Tình trạng đó còn thấyqua một số bia có niên đại trong khoảng thời gian 1553 - 1570, và đềnthờ vua Chăm Po Klong Sach được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Ngôiđền này đến nay vẫn còn ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh BìnhThuận; cả về hình thức lẫn nội dung đều mang đậm dấu ấn Ấn Độ giáo4.Các tập tục truyền thống Ấn Độ giáo của vua Chăm được đề cập trongghi chép của Marco Polo khi nhà thám hiểm này ghé thăm Champa năm1285, theo Linh mục Dòng Francisco là Odoric de Pordenone (giữa thếkỷ XIV) cho biết. Theo ghi chép Suma Oriental (Đại cương về PhươngĐông) của Tomé Pires, vua (Champa) không theo Islam giáo. Sau ToméPires ít lâu, Duart Barbosa, một thương nhân Bồ Đào Nha, sống ở Goa(Ấn Độ) cũng khẳng định điều ghi chép của Tomé Pires5. Một trongnhững nội dung của Suma Oriental là ghi chép về các đảo Java vàSumatra từ năm 1512 đến năm 1515. Đây được xem là một trong nhữngnguồn tài liệu quan trọng nhất về truyền bá Islam giáo ở Indonesia ngàynay. Theo đó, ở thời điểm trên, chỉ thấy ghi hầu hết các vị vua trên đảoSumatra là Muslim6. Như vậy, thông tin vua Chăm không theo Islam giáocủa Tomé Pires có thể đáng tin cậy.Nguyễn Bình. Bàn thêm về thời điểm…93Trước khi có sự hiện diện của Islam giáo, trong đời sống cư dân Chămcó một số vương triều sùng kính Phật giáo và dấu vết Phật giáo còn tiếp tụcđược thể hiện sau khi các vương triều sùng kính Phật giáo chấm dứt,nhưng Ấn Độ giáo, chủ yếu là Shiva giáo, có vị trí nổi bật hơn cả7.Nhiều nghiên cứu đã đưa ra thông tin khác nhau về thời gian có dấuvết Islam giáo, chủ yếu là thương nhân Islam giáo, ở vương quốcChampa. Nhưng chưa có ý kiến nào lý giải thời điểm người Chăm theoIslam giáo một cách tường minh. Những thông tin đó cách quãng, khôngliên tục, chung chung và rất khó để khẳng định người Chăm theo Islamgiáo. Chẳng hạn, S. Q. Fatami cho rằng, Islam giáo có mặt ở Champa từthế kỷ VIII; rồi Bàni giáo ước tính hình thành vào khoảng giữa thế kỷ X,căn cứ vào chi tiết trong biên niên sử Champa đời vua Po Âu-loah trị vìtại Sri Banu’i từ năm 1000 đến năm 10368, nhưng đó chỉ là truyền thuyết.Theo P. Ravaisse, vào thế kỷ XI đã có cộng đồng Islam tồn tại theo kiểutự trị ở Champa (không rõ đó có phải là cộng đồng Islam của ngườiChăm hay không) dựa vào tư liệu trong tấm bia mộ của một người tên làAbu Kamil khắc chữ Ả rập niên đại 1039 và một tấm bia khác không cóniên đại, nhưng có thể cùng thời, nội dung thông báo cho cộng đồngngười Ba Tư biết cách cư xử với dân sở tại trong giao tiếp và giao dịch.Hai tấm bia này được phát hiện ở ven biển Miền Trung của Việt Nam9.Việc công bố nội dung hai văn bia của P. Ravaisse có nghĩa quan trọng,vì nó chứng minh về sự hiện diện của Islam giáo ở khu vực có thể làvùng Phan Rang, Phan Rí hiện tại.Tuy nhiên, vấn đề niên đại cần phải xem xét thêm. Lương Ninh đoánđịnh, khoảng thế kỷ XIII, Islam giáo có thể lẻ tẻ được du nhập đếnChampa10. Sau đó, Islam giáo được truyền t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: