Danh mục tài liệu

Bản tin chứng khoán MB – Tháng 10 năm 2017

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.75 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,59% so với tháng 8/2017, tăng 3,40% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 1,83% so với tháng 12/2016. Động lực chính của CPI là nhóm Giáo dục với mức tăng 5,00% và nhóm Giao thông với mức tăng 1,51%. CPI nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong tháng 10 song vẫn sẽ ở mức khá do yếu tố mùa vụ và tình hình lũ lụt trên cả nước khiến giá lương thực và thực phẩm tăng. Chỉ số PMI sản xuất tháng 9 đạt mức 53.3, tăng mạnh so với mức 51.8 điểm của tháng 8. Thị trường TPCP khá ảm đạm khi lượng trái phiếu chào bán và trúng thầu đều ở mức thấp. Tỷ giá VND/USD dao động trong một biên hẹp và ổn định. Dòng vốn FDI và FII chảy mạnh vào Việt Nam hỗ trợ dự trữ ngoại hối gia tăng giúp ổn định của tỷ giá hối đoái. Việt Nam chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư thương mại nhờ xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử tăng mạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản tin chứng khoán MB – Tháng 10 năm 2017 Số tháng 10 năm 2017<br /> <br /> <br /> Ths.Hoàng Công Tuấn TÓM TẮT<br /> Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô<br /> T: 0915591954 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,59% so với tháng 8/2017, tăng 3,40% so<br /> E: Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn<br /> với cùng kỳ năm 2016 và tăng 1,83% so với tháng 12/2016. Động lực chính của CPI<br /> Trương Hoa Minh<br /> Institutional Client Services (ICS)<br /> là nhóm Giáo dục với mức tăng 5,00% và nhóm Giao thông với mức tăng 1,51%.<br /> T: CPI nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt trong tháng 10 song vẫn sẽ ở mức khá do yếu tố<br /> Minh.TruongHoa@mbs.com.vn<br /> mùa vụ và tình hình lũ lụt trên cả nước khiến giá lương thực và thực phẩm tăng. Chỉ<br /> <br /> MBS Vietnam Research số PMI sản xuất tháng 9đạt mức 53.3, tăng mạnhso với mức 51.8 điểm của tháng 8.<br /> Website: www.mbs.com.vn Thị trường TPCP khá ảm đạm khi khi lượng trái phiếu chào bán và trúng thầu đều ở<br /> Bloomberg: MBSV<br /> mức thấp. Tỷ giá VND/USD giao động trong một biên hẹpvà ổn định. Dòng vốn FDI<br /> Xem thông tin thêm ở trang cuối<br /> và FII chảy mạnh vào Việt Nam hỗ trợ dự trữ ngoại hối gia tăng giúp ổn định của tỷ<br /> giá hối đoái. Việt Nam chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư thương mại<br /> nhờ xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử tăng mạnh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Theo số liệu Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 90,59% so với tháng 8/2017,<br /> tăng 3,40% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 1,83% so với tháng 12/2016.<br /> <br /> Giá dầu thế giớicó xu hướng phục hồi ổn định và tiếp tục tạo đỉnh mới trong năm 2017 do sản<br /> lượng dầu tại Mỹ giảm và dư cung dầu mỏ toàn cầu giảm.<br /> <br /> Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 53.3điểm trong tháng 9và tiếp tục duy trì xu hướng<br /> tích cực trong nhiều tháng liên tiếp.Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn,<br /> tốc độ tạo việc làm nhanh nhất trong thời gian sáu tháng là động lực chính của mức tăng PMI<br /> khả quan trong tháng 9.<br /> <br /> Việt Nam chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư thương mại nhờ mức xuất siêu mạnh<br /> mẽ trong tháng 8 và tháng 9 do sự phục hồi của khu vực xuất khẩu thiết bị và linh kiện điện<br /> tử. Tổng kết 9 tháng, Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 328 triệu USD.<br /> <br /> Vốn FDI tiếp tục xu hướng khả quan. Nguồn vốn FDI giải ngân tăng 13.4% trong9 tháng đầu<br /> năm 2017, đạt 12.5 tỷ USD.<br /> <br /> Tỷ giá VND/USDduy trì xu hướng ổn định mặc dù FED tăng lãi suất 2 lần trong 6 tháng đầu<br /> năm và nêu rõ lộ trình bình thường hóa chính sách tiền tệ nhờ nguồn cung USD dồi dào và<br /> USD chững đà tăng trên thị trường thế giới.<br /> <br /> Thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục dồi dào. Lãi suất liên ngân hàngtăng nhẹ trở lại song<br /> vẫn duy trì ở mức thấp.<br /> <br /> Thị trường TPCP khá trầm lắng do nhu cầu của các NHTM và các nhà đầu tư nước ngoài giảm.<br /> Lợi suất trái phiếu chính phủ tạo đáy và phục hồi đi lên.<br /> <br /> Bội chi NSNN 9 tháng đầu năm là 61.5nghìn tỷ đồng (chưa tính chi trả nợ gốc).<br /> LẠM PHÁT<br /> <br /> Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng 8/2017, tăng<br /> 3,40% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 1,83% so với tháng 12/2016.<br /> <br /> <br /> Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 9 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng 8/2017,<br /> trong đó: Giáo dục tăng cao nhất với mức tăng 5,00%; Giao thông tăng 1,51%; Nhà ở và vật<br /> liệu xây dựng tăng 0,69%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,25%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng<br /> 0,08%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; Đồ<br /> uống và thuốc lá tăng 0,02%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11 %. Riêng nhóm văn hóa giải<br /> trí, du lịch giảm 0,08% và bưu chính viễn thông 0,04% so với tháng 8/2017.<br /> <br /> <br /> Nhóm giáo dục tăng mạnh do trong tháng có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực<br /> hiện lộ trình tăng học phí. Trong khi giá dầu thế giới tăng khiến giá xăng liên tục điều chỉnh<br /> khiến nhóm Giao thông tăng.<br /> <br /> <br /> Quan sát lạm phát trong 9 tháng gần đây, chúng tôi nhận thấy lạm phát tăng trong 4 tháng đầu<br /> năm và hạ nhiệt vào tháng 5, tháng 6 và tháng ...