Danh mục tài liệu

Bàn về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các bất cập, tồn tại trong quy định về các tội phạm liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và các văn bản có liên quan đến các tội phạm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 52/2022 BÀN VỀ CÁC TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM LÊ XUÂN LỤC Ngày nhận bài: 20/08/2022 Ngày phản biện: 27/08/2022 Ngày đăng bài: 30/09/2022 Tóm tắt: Các tội vi phạm quy định về Abstract: Crimes of violating bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy regulations on protection of endangered, cấp, quý, hiếm gồm Tội vi phạm quy định về precious and rare wild animals include the bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 Bộ luật crime of violating regulations on protection Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm of wild animals (Article 234 of the Penal 2017 (BLHS)) và Tội vi phạm quy định về Code) and Crime of violating regulations on bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều protection of endangered, precious and rare 244 BLHS). Trong phạm vi bài viết này, tác animals (Article 244 of the Penal Code). giả phân tích các bất cập, tồn tại trong quy Within the scope of this article, the author định về các tội phạm liên quan đến bảo vệ analyzes the shortcomings that exist in the động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, regulations on crimes related to the hiếm. Từ đó, bài viết đưa ra các kiến nghị, đề protection of wildlife, endangered, precious xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật and rare animals. From there, the article hình sự và các văn bản có liên quan đến các makes recommendations and proposals to tội phạm này. improve the provisions of the criminal law and documents related to these crimes. Từ khóa: Động vật hoang dã, động vật Keywords: Wild animals, nguy cấp, quý hiếm; Bộ luật hình sự; Công Endangered and rare animals; Penal ước CITES. Code, CITES Convention. 1. Đặt vấn đề Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì pháp luật hình sự luôn giữ một vị trí quan trọng. Việc xử lý đối với các hành vi phạm tội xâm phạm tới quan hệ xã hội về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm có một vai trò quan trọng của pháp luật hình sự.  ThS., Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; Email: xuanluchlu@gmail.com.  Ghi chú: Tải bài viết toàn văn tại địa chỉ: http://tapchi.hul.edu.vn. 84 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ BLHS quy định về các tội phạm này trong hai tội danh gồm: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234) và Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244). Mặc dù BLHS đã có nhiều sửa đổi, bổ sung so với các BLHS trước đó trong quy định về các tội phạm liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nhưng qua nghiên cứu đánh giá về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, nhiều nhà khoa học và các cán bộ thực tiễn đều cho rằng các quy định này vẫn còn có những bất cập, tồn tại nhất định. Điều này cho thấy cần phải có những nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định của BLHS về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp quý hiếm. 2. Nội dung 2.1. Những hạn chế, tồn tại trong qu định của Bộ luật hình sự và thực tiễn xử lý các vụ án về bảo vệ động vật hoang ã, động vật nguy cấp, quý, hiếm Nghiên cứu thực tiễn cho thấy, công tác đấu tranh đối với các vụ án về tội phạm về động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm của các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn những điểm chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời nên số vụ phát hiện, xử lý chưa nhiều, mức hình phạt tuyên còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa. Qua đó, chúng ta thấy rằng vẫn còn có những kẽ hở, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định pháp luật về các tội phạm này gây khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết, cụ thể như sau. Một là, việc quy định số lượng loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bị xâm hại tại điểm d khoản 1 Điều 244 BLHS Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm chưa chặt chẽ. Điểm d khoản 1 Điều 244 BLHS quy định: Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước CITES mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác thì phạm tội1. Hướng dẫn về vấn đề này Điều 6 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP quy định: “Trường hợp trong cùng một vụ việc, nếu thu giữ được nhiều loài động vật có cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp khác thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nếu chưa đủ số lượng theo từng lớp quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, thì người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.”2 1 Xem thêm: Điều khoản 1 Điều 244 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr. 274. 2 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2018), Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướ ...

Tài liệu có liên quan: