Danh mục tài liệu

Bàn về khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.50 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc bàn về khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán để thấy rằng đơn vị thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán được pháp luật chứng khoán đặt ra những quy định về điều kiện bảo lãnh là nghiêm khắc hơn so với các loại bảo lãnh khác ở dân sự hoặc thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 75 – 79 Part B: Political Sciences, Economics and Law BÀN VỀ KHÁI NIỆM BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Nguyễn Kim Nam1, Đoàn Thanh Vũ2 1 2 Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM Số 20, Tăng Nhơn Phú, Phước Long B, Quận 9 Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/10/15 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 02/03/16 Ngày chấp nhận đăng: 06/16 Title: A discussion on the concept of securities issuance guarantee Từ khóa: Bảo lãnh, phát hành chứng khoán Keywords: Guarantee, securities underwriting ABSTRACT Understanding accurately the concept of securities issuance guarantee would help the guarantor not only to distinguish the concept of civil obligations’ guarantee, but also to be insight into the application of securities issuance guarantee. As a result, people can understand the basic characteristics of the securities issuance guarantee and its contracts. Moreover, in terms of the discussion, it is clearly seen that the regulations, procedures, and conditions issued by the securities issuance guarantee sectors are stricter compared with the other guarantees in civil or commerce sectors. In particular, the guarantors in this situation could be individuals and followed by requirements are essential for these individuals due to the securities legislation. TÓM TẮT Việc hiểu đúng và rõ về khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán không chỉ có ý nghĩa trong việc phân biệt với khái niệm bảo lãnh về nghĩa vụ dân sự mà còn có ý nghĩa trong việc áp dụng bảo lãnh phát hành chứng khoán đối với chủ thể bảo lãnh. Từ đó, thấy được những đặc trưng cơ bản của bảo lãnh phát hành chứng khoán và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Hơn thế nữa, thông qua việc bàn về khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán để thấy rằng đơn vị thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán được pháp luật chứng khoán đặt ra những quy định về điều kiện bảo lãnh là nghiêm khắc hơn so với các loại bảo lãnh khác ở dân sự hoặc thương mại. Đặc biệt, thấy được việc nên bổ sung chủ thể bảo lãnh là cá nhân và quy định điều kiện đối với chủ thể đó là điều cần thiết và cấp bách của pháp luật về chứng khoán. Kể từ khi thị trường chứng khoán được hình thành, trong giao lưu thương mại bắt đầu xuất hiện thuật ngữ mới có liên quan đến bảo lãnh (BL) đó là thuật ngữ “bảo lãnh phát hành chứng khoán”(BLPHCK). Mặc dù cũng có bản chất là hành vi pháp luật nhưng với tính chất là hành vi kinh doanh trên thị trường chứng khoán (TTCK), nên khái niệm BLPHCK cần được phân tích, tìm hiểu ở những góc độ khác nhau nhằm phân biệt với BL được quy định ở dân luật. Trong ngôn ngữ thông thường, BL được hiểu là việc một người cam kết với người khác sẽ nhận lấy trách nhiệm về mình để thực hiện công việc nhất định, trên cơ sở đó tùy thuộc vào thỏa thuận của bên nhận BL với bên BL để bên BL nhận hoặc không nhận tiền thù lao BL. Tuy nhiên, đều là khoa học pháp lý, nhưng BL theo Luật Chứng khoán còn có điểm khác biệt so với BL theo Luật Dân sự. Trong khi đó, theo lý luận về pháp luật thì 75 Journal of Science – 2016, Vol. 10 (2), 75 – 79 Part B: Political Sciences, Economics and Law quy định luật riêng không được trái với luật chung đó là dân luật (civil law). qua so với khái niệm về BL được quy định tại Điều 361 BLDS 2005, thiết nghĩ khi hiểu, phân tích khái niệm BLPHCK cần làm rõ một số nội dung cơ bản sau: Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2006 thì khái niệm BLPHCK được ghi nhận: “BLPHCK là việc tổ chức BL phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”. Quy định này cho thấy, BLPHCK là quyền của chủ thể BL. Và tính từ thời điểm BL chỉ có hai chủ thể chính là bên BL và bên nhận BL. 1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN - Trong khi đó, Điều 361 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) cũng như Điều 367 BLDS dự thảo 2015 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017 quy định: “BL là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên BL) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận BL) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được BL), nếu khi đến thời hạn mà bên được BL không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên BL chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được BL không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Với quy định đó, BL được hiểu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác chứ không phải là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính chủ sở hữu tài sản như các chế định bảo đảm khác. Vì vậy, trong biện pháp BL bên bảo đảm không phải là bên có nghĩa vụ được bảo đảm, đồng thời ...

Tài liệu có liên quan: