Danh mục

Bàn về nghệ thuật - ĐỌC CHO VUI TAI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.77 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi một nghệ thuật có một “trình thức” để xem, nghe, giống như chìa khóa, mã số, tấm vé qua cửa, để vào thế giới ấy. Nếu có nhiều tấm vé, nhiều chìa, thuộc nhiều mã số, ta sẽ vào được nhiều thế giới, nới rộng biên độ tâm hồn của ta lên, sống “gấp” lên nhiều vốn thời-không (gian) trong một cuộc đời. Nói nôm na là sướng hơn thằng khác (vặn vẹo mình để có nhiều tiền một cách không phù hợp với công sức và trí tuệ, thì cũng có nuốt được số tiền ấy để mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về nghệ thuật - "ĐỌC CHO VUI TAI" Bàn về nghệ thuật - Đọc cho vui taiVũ LâmMỗi một nghệ thuật có một “trình thức” để xem, nghe, giống như chìa khóa, mãsố, tấm vé qua cửa, để vào thế giới ấy. Nếu có nhiều tấm vé, nhiều chìa, thuộcnhiều mã số, ta sẽ vào được nhiều thế giới, nới rộng biên độ tâm hồn của ta lên,sống “gấp” lên nhiều vốn thời-không (gian) trong một cuộc đời. Nói nôm na làsướng hơn thằng khác (vặn vẹo mình để có nhiều tiền một cách không phù hợp vớicông sức và trí tuệ, thì cũng có nuốt được số tiền ấy để mà bất tử được đâu. Vàtiền thì có thể là tấm vé đi được rất nhiều cửa, nhưng không phải tất cả mọi cánhcửa. Nhất là cánh cửa nghệ thuật thì càng khó).Nhưng muốn thế thì có lẽ điều kiện cần và đủ đầu tiên là phải vứt bỏ cái tôi phìnhchướng và kiến văn (dù đọc linh tinh nhiều đến mức nào) vẫn là hữu hạn của mìnhđi. Là phẳng lòng mình lại, lắng nghe và nhìn ngắm trân trọng nâng niu đời sốngmột cách khiêm cung. Đó mới chỉ là điều kiện tiên quyết để có được chìa.1. Lạc vào Mỹ thuậtTôi gần như bị lạc vào học trường Mỹ thuật, cũng từ một ý thích ngẫu nhiên màthành sinh viên, học khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Mới đầu thấy tự do khoáitrá vì được học về những thứ vui vui mà ở các vùng quê chẳng bao giờ lấy làmquan trọng. Mấy tấm vải căng lên khung gỗ treo tường, một vài cục thù lù để trongnhà hay ngoài vườn, thế mà cãi nhau chí chết, trông cứ như đùa vậy mà ra tiền tothật hoặc xô xát ẩu đả vì đó cũng là thật. Bởi vì muốn tìm hiểu về lịch sử nghệthuật thế giới có hình ảnh minh họa, mà lại ít sách tiếng Việt, thì ngoài việc nghegiảng của một số ít thầy giỏi trong trường, xem ké những phiên bản sách của cácđàn anh trong ký túc, tôi còn hay chuồn lên thư viện Alliance Francaise (khi đóthuê một góc trường 42 Yết Kiêu làm trung tâm) để xem sách tranh và lúc rảnh thìđọc Lucky Luke giải trí. Khi đó, đây là một thư viện có ánh sáng rất dễ chịu, thảmsạch, và những người thủ thư cũng rất dễ chịu, thường mở cửa sau 9h sáng (quâ nsinh viên Việt ta thường rút sách trên giá xong đọc rồi không nhét lại chỗ cũ màlười bỏ lộn xộn. Hoặc tệ nữa là cố tình nhét ô khác để giấu sách, không cho thằngkhác tìm thấy đọc. Thủ thư mỗi buổi sáng phải mất cả tiếng đồng hồ để sắp xếplại).Với các tranh phiên bản trong sách, gặp kẻ mới nứt mắt trong nghề học mỹ thuậtnhư tôi, thường thì thích xem ngay tranh sơn dầu từ Phục Hưng trở đi, bởi vìchúng hiện thực và cổ điển, mỗi tranh thường vẽ theo tích thần thoại Hy Lạp hoặcGia-tô giáo. Đó là cách xem tranh bằng văn học và lịch sử, có thể so sánh một tíchtruyện có nhiều tác giả vẽ khác nhau, thì thấy ai vẽ hay hơn.Đó là xem và học qua phiên bản, còn mới bắt đầu xem tranh thật, với vị trí nhìnnhư người ngoại ngạch thì thích tranh lụa, vì nó mờ ảo nịnh mắt (sắc độ tổng thểcủa mầu tranh lụa chỉ bằng khoảng 50% tranh sơn dầu). Sau tranh sơn dầu cổ điểnchâu Âu, thì học đến đâu được nghe giảng biết xem, thích tranh hiện đại hơn đếnđó. Tiến tới Tân cổ điển, Ấn tượng, Hậu Ấn tượng, Lập thể, Dã thú, Siêu thực, rồiTrừu tượng, Biểu hiện, Cực thực… vân vân và vân vân. Mỹ thuật Trung Hoa vàẤn Độ, và các nền văn minh khác nữa, thì không được học kỹ lắm, giáo trình cũngsơ sài.Sau 5 năm học ở trường, tới lúc ra trường, tôi cho rằng đến lúc đó mình mới hơibiết xem tranh thật (tranh thật, bản gốc chứ không phải xem qua phi ên bản), nhưngcái biết này mới chỉ là thấm đến đầu, chưa ngấm sâu hơn xuống dưới. Cái tranhcũng mới chỉ nhìn trên bề mặt tranh, chứ không thấy được những thứ đằng sau nóhay chân dung, trạng thái người vẽ ra nó.Ra trường, đối mặt với việc tìm chỗ làm để kiếm sống, sau vài năm giữ ý định đilàm giáo viên mỹ thuật, thì thất bại, đành theo hẳn nghiệp làm báo. Thế nhưng,những kiến văn từ đời sống thâu thập qua việc làm báo lại “bổ” và “cứu” rất nhiềucho kiến thức thị giác của riêng tôi. Nghề báo là một nghề có cớ để lang bạt kỳ hồ,buộc phải đánh chịn nhiều nơi nhiều chỗ, cất cái bản thân cá nhân mình đi, dươngăng-ten lên mọi lúc mọi nẻo, lắng nghe tiếng đời. Nghệ thuật phát xuất từ hỉ nộ áiố nhiều tầng bậc của đời sống và thời cuộc, là những thái độ nhân sinh kết nọc,đông tụ lại thành văn hóa. Không thấu trải qua rồi, có kinh nghiệm sống lồng vàokinh nghiệm thị giác thì khó mà nhìn thấy được.2. Xem tranh bằng bụngCon mắt, trong đời sống được người dạy nghệ thuật học ví như một bàn tay kéodài. Và cơ sở của nghệ thuật tạo hình (hay bây giờ gọi tổng thể là nghệ thuật thịgiác) xây dựng trên nền tảng đến 70 – 85% thông tin thâu nhập từ bên ngoài vàobên trong con người qua… hai hột nhãn. Nhưng bây giờ, tôi thấy ngoài chuyện nólà “bàn tay kéo dài”, nó còn là cái lưỡi kéo dài, cái mũi kéo dài nữa. Cánh ấu nhisơ sinh một hai tuổi, các “cụ non” này thường khám phá thế giới bằng miệng, mũichứ chưa đến lượt mắt, bởi những giác quan này nó “direct” và không lừa được.Mắt có thể bị lừa (lừa mắt) nhưng mũi, miệng rất khó bị lừa. Ai có con nhỏ thì đềubiết là, mới đẻ ra, phản xạ đầu tiên khi đến với thế giới là khóc-thở, sau đó là phảnxạ bú mút (dùng mũi miệng, lưỡi cả). Bọn trẻ con khi mới mọc răng thường tốngtất cả những thứ chúng có thể vớ được vào mồm để… thám phá.Hội họa là một bữa tiệc dành cho mắt, cũng bởi vì nó liên quan nhiều đến vị giácvà đồ ăn qua đường miệng. Thống kê các từ chỉ mầu-sắc mà giáo viên và sinh viêntrong trường mỹ thuật hay dùng để khen chê bình luận trong các bài tập sắc mầu(trang trí hay hình họa mầu, hình họa đen trắng), tôi thấy đều liên quan đến vịgiác, tức đến mồm, đến đường ăn vào bụng cả: chín- sượng (mầu này chín, mầunày còn sượng; chỗ than này (vẽ hình họa bằng than xoan) miết chín rồi đấy…);rợ, chua, khét, khê, cháy, đắng-ngọt, ngon-lợm, lợ-chát, ngon-không ngon.Tôi nghe có một nghiên cứu khoa học cho rằng trong nội tạng con người (hayđộng vật có vú, 7 đốt sống cổ nói chung) hình như có một hệ thần kinh thứ cấp saunão bộ. Hệ thần kinh trong bụng có liên quan mật thiết đến hệ t ...

Tài liệu được xem nhiều: