Danh mục tài liệu

Bàn về quá trình tự học và phương pháp tự học của sinh viên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.53 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây đề cập đến nội dung của phương pháp tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về quá trình tự học và phương pháp tự học của sinh viênBàn về quá trình . . .Nghiên cứu – Trao đổiBÀN VỀ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁPTỰ HỌC CỦA SINH VIÊNLê Thị Hiền*TÓM TẮTTự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trườngđại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là tráchnhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Bài viết dưới đây đề cậpđến nội dung của phương pháp tự học và phương pháp dạy tự học cho sinh viên, nhằm góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo.Từ khóa: tự học, phương pháp, khoa học, chất lượng đào tạo.DISCUSSION ON SELT – STUDY PROCESS AND METHODFOR STUDENTSABSTRACTSelf - study has become indispensable to students studying in university. Organize areasonable, scientific and efficient quality self - study activity constitute a task not only for thelearner but also the school’s cause of training. The following articles will cover the method for self– study and teaching with the aim of making contributions to enhance the training quality.Keywords: self – study, method, scientific, training quality1. Đặt vấn đềTrong lịch sử giáo dục nước ta, việc đổimới mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dụcluôn được quan tâm qua từng giai đoạn pháttriển. Để đạt được mục tiêu giáo dục đòi hỏingười dạy – người học phải hợp tác với nhau,trong đó người học phải có phương pháp suynghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đềđúng đắn để tiếp thu kiến thức đã học. Muốnvậy, người học phải tích cực, chủ động, độclập suy nghĩ, phải có cách học tập hợp lí. Chủ*tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Về cách học phảilấy tự học làm cốt”21.Để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏichúng ta phải đầu tư cho giáo dục, xem “giáodục là quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dụcphải không ngừng nâng cao chất lượng đểthực hiện mục tiêu chiến lược nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chođất nước. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vàoquá trình dạy học – hoạt động dạy của thầyThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình DươngHồ Chí Minh toàn tập - tập 5, tr.273, NXB CTQG H.20002179Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaätvà hoạt động học của trò. Trong quá trình đó,dưới sự lãnh đạo của tổ chức, điều khiển củathầy và trò, thầy và trò tự giác, chủ động tíchcực tự tổ chức quá trình nhận thức nhằm thựchiện các nhiệm vụ học tập. Trong thư gửi Hộithảo khoa học nghiên cứu và tự học, nguyênTổng Bí thư Trung ương Đảng Đỗ Mười cóviết: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục đượcnâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo củangười học, khi biến quá trình giáo dục thànhquá trình tự giáo dục. Qui mô giáo dục đượcmở rộng khi có phong trào toàn dân tự học”.Tự học là con đường tốt nhất giúp chongười học, mỗi sinh viên hiểu biết sâu sắc vàlàm phong phú thêm kiến thức của mình, giúphọ sáng tạo ra những giá trị để góp phần xâydựng cuộc sống.Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấphành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳngđịnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáodục đào tạo, bảo đảm điều kiện và thời giantự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất làsinh viên đại học phát triển mạnh mẽ phongtrào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộngkhắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.Luật giáo dục (2005) nêu rõ: Phương phápgiáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồidưỡng cho người học năng lực tự học, khảnăng thực hành, lòng say mê học tập và y chívươn lên.Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coitự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vịtrí cực kì quan trọng trong chiến lược giáodục - đào tạo của đất nước. Trong khuôn khổbài viết này chúng tôi muốn tập trung đề cậpnhững vấn đề liên quan đến khái niệm tự học,nội dung hoạt động tự học, các hình thức dạytự học, đặc biệt là quan tâm đến các biện pháprèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên. Để từđó thúc đẩy quá trình rèn luyện kĩ năng tự họccho sinh viên, góp phần vào công cuộc đổimới phương pháp dạy học, không ngừng nângcao chất lượng đào tạo của nhà trường.2. Khái niệm tự họcTrong tập bài giảng chuyên đề Dạy tựhọc cho SV trong các nhà trường Trung họcchuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS –TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự học là hoạtđộng độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹxảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụngcác năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phântích, tổng hợp…)cùng các phẩm chất động cơ,tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vựchiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịchsử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữucủa chính bản thân người học”.Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứugiáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về khái niệm tựhọc: “Tự học là người học tích cực chủ động,tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hànhđộng của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tựđặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiêncứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấnđề, thử nghiệm các giải p ...