Danh mục tài liệu

Bàn về quy định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.19 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm mục đích bàn luận làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, thực tiễn áp dụng phát sinh những vướng mắc, bất cập gì, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định có liên quan về vấn đề này trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về quy định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo Luật Thương mại năm 2005 BÀN VỀ QUY ĐỊNH PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THEO LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005 TS.Vũ Thế Hoài1 Tóm tắt: Trong quan hệ hợp đồng, các bên thường thỏa thuận các biện pháp nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có vi phạm xảy ra, bởi hợp đồng được coinhư là “pháp luật” được các bên xác lập với nhau. Trong đó, hai vấn đề mà các bên thamgia hợp đồng cần phải xem xét kỹ lưỡng để tránh xung đột dẫn đến tranh chấp là biện phápphạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đó cũng là lý do, Tác giả chọn chủ đề “Bàn về quyđịnh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo Luật Thương mại năm2005” nhằm mục đích bàn luận làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về phạt viphạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, thực tiễn áp dụng phát sinh những vướngmắc, bất cập gì, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy địnhcó liên quan về vấn đề này trong thời gian tới. Từ khoá: Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng1. Khái quát chung về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo LuậtThương mại năm 2005 Luật Thương mại năm 2005 (LTM năm 2005) quy định tại Điều 300: “Phạt vi phạmlà việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồngnếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều294 của Luật này”. Quy định này cho thấy, phạt vi phạm là một giải pháp do các bên thỏa thuận có chứcnăng bổ sung một quyền yêu cầu về vật chất (yêu cầu trả tiền phạt) của bên bị vi phạm vàtương ứng là một nghĩa vụ vật chất (nghĩa vụ trả tiền phạt) của bên vi phạm và qua đó nhằm1 Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn. 365tăng cường ý thức tuân thủ cam kết của các bên2 và cũng có sự khác biệt với bồi thườngthiệt hại (BTTH) trong quan hệ hợp đồng. Với quy định trên cho thấy, chủ thể trong quan hệ hợp đồng có quyền áp dụng biệnpháp phạt vi phạm là bên bị vi phạm nếu các bên đã có thỏa thuận. Chủ thể bị áp dụng làbên vi phạm và mục đích trong quan hệ này là nhằm buộc bên vi phạm phải gánh chịu mộtsố tiền phạt vi phạm. Tuy nhiên, thỏa thuận phạt vi phạm không được áp dụng trong “trườnghợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294” LTM năm 2005. Trong khung cảnh pháp luật Việt Nam, phạt vi phạm được thiết lập nhằm hướng tớihai mục tiêu chính: (i) Cảnh báo, phòng ngừa vi phạm đối với các bên trong quan hệ hợpđồng; (ii) Áp dụng biện pháp chế tài đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Đối với cácnước theo hệ thống pháp luật Common Law thì không có quy định phạt vi phạm mà chỉ cóvấn đề áp dụng BTTH và mang tính chất đền bù thiệt hại mà không nhằm để trừng phạtbên có hành vi vi phạm hợp đồng. Ở Hoa Kỳ, biện pháp BTTH thường áp dụng theo mứcxác định trước và cũng khá tương đồng với chế tài phạt vi phạm của Việt Nam nhưng cósự khác biệt về mục đích áp dụng. BTTH theo mức ấn định trước nhằm dự liệu trước thiệthại xảy ra nhưng nó sẽ bị vô hiệu nếu được các bên trong hợp đồng sử dụng như một biệnpháp nhằm để trừng phạt đối với bên vi phạm khi thỏa thuận với số tiền BTTH quá lớn,không hợp lí so với thiệt hại thực tế xảy ra3. Đối với các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law thì lại xác định phạt vi phạmvới tính chất tương tự như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ hợpđồng, với mục đích chính là cho phép bên bị vi phạm áp dụng mà không buộc phải chứngminh cụ thể mức độ tổn thất trong trường hợp có sự vi phạm của một bên. Về mức phạt viphạm mang tính chất đền bù và có thể thay thế cho việc BTTH do vi phạm hợp đồng. Chẳnghạn: pháp luật của Đức, Thụy Sỹ cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng còn có thể thỏathuận để áp dụng một mức phạt vi phạm cao hơn so với BTTH4.2 Trường ĐH Luật TP.HCM, Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Chủ biên: PGS. TS. Phan HuyHồng, Nxb. Hồng Đức, năm 2014, tr 423.3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam, đồng chủ biên: PGS.TS.Nguyễn Viết Tý, TS. Nguyễn Thị Dung, Nxb.Tư pháp, năm 2019, tr 296.4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam, đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý, TS.Nguyễn Thị Dung, Nxb.Tư pháp, năm 2019, tr 297. 366 Về BTTH trong hợp đồng, LTM năm 2005 quy định: “1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vivi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bịvi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm”5. BTTH là một biện pháp áp dụng mang tính trách nhiệm vật chất, đó là việc bồithường những thiệt hại thực tế bị mất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra.BTTH là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hạicho chủ thể khác. Theo đó, bên vi phạm hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại phải trả một khoảntiền bồi thường cho bên bị vi phạm nhằm khôi phục những thiệt hại cho bên bị vi phạmtrước khi vi phạm và bù đắp lại những quyền lợi chính đáng mà bên kia đáng lẽ đượchưởng. Mục đích chính của yêu cầu trả tiền BTTH là bù đắp cho bên bị vi phạm, chứ khôngphải chế tài áp dụng đối với bên vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Từ sự phân tích trên, có thể nhận thấy LTM năm 2005 chỉ cho phép các bên trongquan hệ hợp đồng xác định thiệt hại thực tế đã gây ra trực tiếp đối với bên bị vi phạm khihợp đồng được thực hiện. Vì vậy, mức yêu cầu BTTH phải được xác định rõ ràng, bao gồmtổn thất thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành v ...