
Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Phần 2 Chương IV: Bảo vệ tài chính để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dânChương IV: Bảo vệ tài chính để thực hiện bao phủ chămsóc sức khỏe toàn dân Để thực hiện mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân, điều quan trọng trước tiên là phải xâydựng hệ thống tài chính y tế có khả năng bảo đảm cho mọi người có thể tiếp cận với dịch vụy tế mà không vấp phải khó khăn về tài chính. Muốn vậy, phải tăng thêm nguồn lực tài chínhcho y tế, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực hiện có và thực hiện các cơ chế chia sẻ để bảo vệngười dân tránh rơi vào nghèo đói do chi trả trực tiếp cho dịch vụ y tế. Chương này sẽ phân tích hiện trạng, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện một số cơchế bảo vệ tài chính để thực hiện bao phủ CSSK toàn dân, bao gồm giảm chi tiêu tiền túi củahộ gia đình khi đau ốm; trợ giúp một số nhóm đối tượng khó khăn và đối tượng cần được ưutiên; BHYT; huy động nguồn lực tài chính; nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực hiệncó; hoàn thiện phương thức chi trả nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ tài chính cho người dân.1. Giảm chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế Theo WHO, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế (OOP = Out-of-pocket healthpayments) là các khoản mà hộ gia đình phải chi trả trực tiếp cho việc sử dụng dịch vụ y tế củacác thành viên. Chi phí từ tiền túi thường bao gồm phí, lệ phí KCB, tiền mua thuốc, vật tư ytế và tiền trả cho các dịch vụ bệnh viện… Chi phí từ tiền túi cho y tế không bao gồm cáckhoản chi đã được BHYT thanh toán và thường không tính chi cho đi lại và ăn uống đặc biệt[149, 150]. Chi phí từ tiền túi cho y tế của hộ gia đình thuộc nhóm chi tư (private expenditure)cho y tế, tức là chi trực tiếp của từng hộ gia đình riêng biệt, phụ thuộc vào khả năng chi trảcủa hộ gia đình, không có sự chia sẻ rủi ro như các nguồn chi công (public expenditure) -nguồn tài chính từ chi trả trước đã được tập hợp thành quỹ (NSNN, quỹ BHYT xã hội…).Ngoài các khoản chi trả cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình, chi tư còn gồm các khoản chi choBHYT tư nhân, các khoản tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện và các khoản chi trả trựctiếp của chủ sử dụng lao động cho các dịch vụ y tế. Ở Việt Nam, chi phí từ tiền túi của hộ giađình chiếm khoảng 92,7% chi tư cho y tế [151], và trên 50% tổng chi của toàn xã hội cho ytế. Theo tài khoản y tế quốc gia, trong các khoản chi trả cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình, tỷlệ chi cho các cơ sở y tế tư nhân tăng từ 20% năm 1998 lên trên 30% năm 2001, nhưng lạigiảm để năm 2009 không khác nhau nhiều, chỉ ở mức 22%, trong khi chi cho y tế công lậptăng từ 12% năm 1998 lên 44% năm 2009 và chi cho tự điều trị giảm rõ rệt xuống còn 35%[11]. Tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế càng lớn thì khả năngchia sẻ rủi ro về tài chính càng ít và người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, dođó tính công bằng của hệ thống y tế càng thấp. Chi phí từ tiền túi làm cho hộ gia đình phải cắtgiảm các khoản chi cần thiết khác như chi cho lương thực, thực phẩm, quần áo, nhu yếuphẩm, chi cho học hành của con cái… Theo WHO, với tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đìnhlớn hơn 30% tổng chi cho y tế thì khó có thể đạt được bao phủ CSSK toàn dân [152, 153]. Khi chi phí từ tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộgia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực thực phẩm)thì đó là chi phí y tế thảm họa (CATA) [150]. Chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cũng có thểgây ra tình trạng nghèo hóa (IMPOOR), khi chi trả trực tiếp cho y tế làm cho khả năng chicho các khoản thiết yếu của hộ gia đình bị giảm xuống dưới ngưỡng nghèo đói. 105Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013 Bao phủ CSSK toàn dân và công bằng chỉ đạt được khi người dân không phải chịu chiphí y tế thảm họa và không phải rơi vào nghèo đói do phải chi trả trực tiếp cho y tế.1.1. Thực trạng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình, chi phí y tế thảm họavà tình trạng nghèo hóa do chi phí từ tiền túi tại Việt Nam Các hoạt động y tế tại Việt Nam đang được bảo đảm bởi 5 nguồn tài chính, bao gồmNSNN, BHYT, tài trợ nước ngoài, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình và một số nguồn tàichính tư khác. Trong số các nguồn tài chính y tế nêu trên, chi phí từ tiền túi của hộ gia đìnhluôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù tỷ trọng chi phí từ tiền túi của hộ gia đình trong tổngchi cho y tế ở Việt Nam đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng con số nàyluôn luôn cao hơn 50% (Hình 15) [11].Hình 15: Tỷ lệ các nguồn tại chính y tế tại Việt Nam, 1999–2010 100% 90% Viện trợ 80% Ngân sách địa 70 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo ngành Y tế năm 2013 Chăm sóc sức khỏe toàn dân Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân Hệ thống y tế Tài chính y tế Dịch vụ chăm sóc sức khỏeTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế: Phần 2 - Nguyễn Quỳnh Anh
42 trang 248 0 0 -
Độ tin cậy và giá trị của thang đo chỉ số môi trường thực hành chăm sóc điều dưỡng
8 trang 224 0 0 -
Báo cáo: Tổng quan quốc gia về nhân lực y tế Việt Nam
60 trang 54 0 0 -
8 trang 51 0 0
-
Phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam: Mô hình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
7 trang 46 0 0 -
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Trường ĐH Võ Trường Toản
36 trang 45 0 0 -
10 trang 39 0 0
-
Sự sẵn sàng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế
6 trang 38 0 0 -
8 trang 35 0 0
-
Bài giảng Quản lý y tế - Chương 1: Giới thiệu về hệ thống y tế
46 trang 35 0 0 -
8 trang 34 0 0
-
Tác động của chia sẻ chi phí trong bảo hiểm y tế tại Việt Nam
9 trang 33 0 0 -
Thách thức từ già hóa dân số đối với chi tiêu y tế ở Việt Nam
8 trang 29 0 0 -
28 trang 29 0 0
-
9 trang 28 0 0
-
Phát triển con người các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: Một vài phân tích từ chiều cạnh sức khỏe
11 trang 28 0 0 -
6 trang 28 0 0
-
Bảo hiểm y tế và Kinh tế y tế: Phần 1
51 trang 27 0 0 -
9 trang 25 0 0
-
Những thách thức của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
5 trang 24 0 0