Danh mục tài liệu

Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm: Phần 2

Số trang: 176      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.66 MB      Lượt xem: 46      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của báo cáo tổng quan ngành Y tế năm 2014 trình bày những nội dung liên quan đến vấn đề tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm (BKLN) như: Tổng quan về phòng, chống BKLN trên thế giới và Việt Nam; kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các bệnh không lây nhiễm; tình hình thực hiện các chương trình, dự án phòng chống BKLN; tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng chống BKLN,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm: Phần 2Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 PHẦN HAI: TĂNG CƯỜNG DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM 136 Phần 2: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễmGiới thiệu Phần chuyên đề của Báo cáo JAHR năm 2014 tập trung phân tích về tình hình phòng,chống BKLN nhằm đóng góp vào xây dựng chính sách và kế hoạch đáp ứng với nhóm bệnh gâygánh nặng bệnh tật rất lớn chưa được quan tâm đúng mức trong nước và quốc tế. Khung phântích báo cáo được trình bày trong Hình 40.Hình 40: Khung phân tích chuyên đề bệnh không lây nhiễm trong báo cáo JAHR 2014 Tổng quan phòng chống bệnh không lây nhiễm trên thế giới và trong khu vực; Diễn biến dịch tễ học và gánh nặng BKLN ở Việt Nam (Chương III) Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các bệnh không lây nhiễm (Chương IV) Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phòng chống BKLN (Chương V) Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam Tăng cường đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng chống BKLN (Chương VI) Đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng, chống BKLN Khuyến nghị nhằm tăng cường đáp ứng của Việt Nam đối với bệnh không lây nhiễm Trên cơ sở tham khảo bằng chứng và khuyến nghị quốc tế, xem xét tình hình ở ViệtNam về bệnh không lây nhiễm, đáp ứng của hệ thống y tế với bệnh không lây nhiễm, đặc biệtlà đáp ứng của các chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm, báocáo chuyên đề sẽ đưa ra các khuyến nghị để tăng cường đáp ứng quốc gia. Trong đó, ChươngIII sẽ phân tích về tình hình bệnh không lây nhiễm trên thế giới và các khuyến nghị quốc tế đểđáp ứng với bệnh không lây nhiễm, đồng thời cung cấp thông tin về diễn biến dịch tễ về bệnhkhông lây nhiễm ở Việt Nam. Chương IV sẽ đề cập tới đáp ứng của Việt Nam đối với các yếu tốnguy cơ cần phòng, chống để giảm gánh nặng bệnh tật do 4 bệnh không lây nhiễm chính (bệnhtim mạch, bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường và bệnh đường hô hấp mạn tính). Chương V đềcập tới các Dự án liên quan bệnh không lây nhiễm trong Chương trình mục tiêu y tế quốc gia.Chương VI kết thúc bằng phân tích đáp ứng của hệ thống y tế với bệnh không lây nhiễm theo6 thành phần cơ bản. 137Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014Chương III: Tổng quan về phòng, chống BKLN trên thế giớivà Việt Nam1. Phòng chống BKLN trên thế giới và ở khu vực Tây Thái Bình Dương1.1. Khái niệm về bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần BKLN là bệnh không truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người.Hầu hết BKLN là bệnh mạn tính, khó chữa khỏi. Phần lớn BKLN có chung 4 yếu tố nguy cơlà thuốc lá, rượu, bia, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn không hợp lý. Trong nhóm bệnh này, cómột số bệnh được phát hiện có phần nguyên nhân truyền nhiễm nhưng bản thân bệnh không lâynhiễm (như một số loại ung thư). Có nhiều loại BKLN khác nhau, tuy nhiên hiện nay nhiều chính sách của Liên Hợp Quốc(UN), WHO tập trung vào 4 nhóm bệnh chính, gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, đột quỵ, suytim, bệnh mạch vành,…), đái tháo đường (chủ yếu là týp 2), ung thư, bệnh đường hô hấp mạntính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn), do những BKLN này ngoài việc có tỷ lệ mắclớn và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành, chúng còn có chungcác yếu tố nguy cơ (các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển) [96]. Năm 2003, WHO đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm thần: “… là trạng thái khỏe mạnhcủa mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với nhữngcăng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và cóthể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [97]. Bệnh tâm thần là các chứngbệnh của bộ não, có thể làm mất khả năng suy nghĩ, cảm xúc, tương tác với những người khácvà thực hiện các chức năng hằng ngày của người bệnh. Bệnh tâm thần thường bao gồm trầmcảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, lo âu…[98].Trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: