Danh mục tài liệu

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 880.76 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo chuyên đề: xác định những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trong 5 năm tới và các biện pháp nhằm khuyến khích , đẩy mạnh xuất khẩu', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU BỘ CÔNG THƯƠNG DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN EU – VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Người thực hiện: Đỗ Văn Chiến Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Hà Nội, 11- 2010 1 Chuyên đề 4: XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU I. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU NHU CẦU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỚI 1. Sự chuyển dịch giữa các nền kinh tế trên thế giới Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên bão hòa. Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP thấp (nhóm 3)1. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn. a) Các nền kinh tế phát triển (nhóm 1) sẽ vận động theo các xu hướng sau: - Phát triển sản xuất các ngành đáp ứng nhu cầu nội địa, kể cả các ngành sản xuất hàng hóa trước đây chủ yếu phải nhập khẩu để tái cân bằng cán cân thương mại và tạo công ăn việc làm trong nước. - Tận dụng mọi ưu thế mà các nước khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi (nhóm 2) không có được, không thể sản xuất được, đặc biệt là hàng hóa công nghệ cao, hàng cơ khí phức tạp, để phát triển sản xuất những hàng hóa mới, hàng hóa “thông minh” và xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm các nước đang phát triển khác (nhóm 3). Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ, sức ép về mạnh yếu, các đồng tiền, tỷ giá tiền tệ giữa nội bộ một nhóm nước và giữa các nhóm nước khác nhau hiện nay và trong 5 năm nữa. - Giảm sản xuất các ngành hàng mà đầu tư sang các nước nhóm 2 và nhóm 3 có lợi hơn b) Các nền kinh tế thuộc nhóm 2 có những dịch chuyển trong sản xuất nội địa như sau: 1 Ở đây phân chia thành 3 nhóm nước với trình độ phát triển, triển vọng tăng trưởng kinh tế khác nhau để thuận lợi cho việc phân nhóm các nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (về nhóm hàng hóa, sức mua của các nhóm thị trường). 2 - Đẩy mạnh sản xuất các hàng hóa tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao và cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước và cạnh tranh với ưu thế hàng hóa từ các nước nhóm 1 - Buộc phải giảm sản xuất hàng hóa mà ở các nước nhóm 1 sẽ giảm nhập khẩu (như đã phân tích ở phần 1.3.1), thay vào đó chuyển dịch sản xuất để xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm 3. - Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường để tạo ra những dòng sản phẩm mới, những công nghệ, mô hình sản xuất mới. Đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự bứt phá của các nền kinh tế này trong tương lai. 2. Sự chuyển dịch trong sản xuất, tiêu dùng của các nền kinh tế tiêu biểu và các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. 2.1. Hoa Kỳ a) Kết quả hồi phục của các ngành kinh tế và trong lĩnh vực xã hội quan trọng Kết thúc năm 2009, thị trường bất động sản của Mỹ vẫn trầm lắng, tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 âm 2,9%, chi tiêu của các hộ gia đình giảm 0,6%, Nhưng một số tín hiệu phục hồi đã xuất hiện, nhất là khi tăng trưởng kinh tế quí IV/2009 đã đạt dương (5,6%). Tuy nhiên, các chính sách kích thích tăng trưởng đã khiến thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới 1,4 ngàn tỷ USD, nợ công là 12,3 ngàn tỷ USD, tương đương với 84% GDP2. b) Đánh giá kết quả so với những năm trước khủng hoảng So sánh kết quả của năm 2009 với các năm trước khủng hoảng có thể thấy sự sụt giảm mạnh của cả GDP, xuất khẩu và nhập khẩu cũng như sản xuất công nghiệp, cho thấy nền kinh tế này cần một khoảng thời gian lớn để có thể lấy lại sức mạnh trước đây. Tăng trưởng GDP, Xuất khẩu, Nhập khẩu của Hoa Kỳ qua các năm Tăng trưởng GDP, XK, NK của Hoa Kỳ ) 10 Tốc độ tăng trưởng (% 5 0 GDP -5 2007 2008 2009 XK -10 NK -15 -20 Năm Nguồn: Bộ Lao động và Bộ Thương mại Hoa Kỳ 2 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ 3 c) Đánh giá về nhu cầu hàng hóa tiêu dùng mục tiêu: Tính đến thời điểm kết thúc năm 2009, nhu cầu đối với hàng ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: