Danh mục tài liệu

Báo cáo HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ BA VÀ MẤY NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.43 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng cộng sản Việt Nam, đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80. Đại hội cũng nên lên những chính sách và biện pháp lớn nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đó. Công việc tiếp theo của toàn Đảng, toàn dân là, từ những mục tiêu nhiệm vụ tổng quát đó, phải cụ thể hóa thành những mục tiêu bộ phận, thành những mức phấn đấu cho từng ngành,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ BA VÀ MẤY NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI " Xã hội học sô 2 - 1983 DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ BA VÀ MẤY NHIỆM VỤ CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI Giáo Sư ĐÀO VĂN TẬP Chủ nhiệm ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng cộng sản Việt Nam, đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80. Đại hội cũng nên lên những chính sách và biện pháp lớn nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đó. Công việc tiếp theo của toàn Đảng, toàn dân là, từ những mục tiêu nhiệm vụ tổng quát đó, phải cụ thể hóa thành những mục tiêu bộ phận, thành những mức phấn đấu cho từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở, phù hợp với yêu cầu và khả năng trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đánh giá một cách dùng đắn tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước, vạch rõ những khó khăn còn rất lớn, những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất, phân phối lưu thông, v.v...và những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) gây ra tình hình đó, hội nghị Trung ương lần thứ 3 đã nêu bật những chuyển biến mới rất có ý nghĩa, những nhân tố mới trong nền kinh tê quốc dân, và điều chủ yếu là Hội nghị đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, những chủ trương và biện pháp lớn do Đại hội V đề ra cho những năm 80 thành những mục tiêu và mức phấn đấu cụ thể cho năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985. Đó là những mục tiêu, nhiệm vụ chung cho cả nền kinh tế quốc dân và cho từng ngành kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, xây dựng Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học sô 2 - 1983 14 ĐÀO VĂN TẬP cơ bản, cho tất cả các lĩnh vực hoạt động quan trọng của nền kinh tế quốc dân, từ sản xuất đến phân phối lưu thông và tiêu dùng. Trên ý nghĩa đó mà xét, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giải quyết một nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra là việc vạch ra một cách đầy đủ những mục tiêu, nhiệm vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho nửa đầu của những năm 80 và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiếp tục tiến lên trong 5 năm còn lại của thập kỷ này. Với việc quy định những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho các ngành và các lĩnh vực kinh tế quan trọng và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo một phương châm nhất quán là tự lực vươn lên khai thác mọi tiềm năng hiện có, tập trung lực lượng giải quyết những yêu cầu quan trọng nhất, Hội nghị vừa nhằm giải quyết một cách cơ bản những vấn đề cấp bách của đời sống xã hội như: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, v.v..., vừa nhằm giải quyết những vấn đề có tính cơ bản mà Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra. Thực hiện một cách có hiệu quả Nghị quyết, của hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương. chắc chắn sẽ tạo nên một sự chuyển biến có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội ở nước ta, tạo điều kiện căn bản cần thiết để nhân dân ta triển khai trên quy mô lớn hơn, với một trình độ cao hơn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm tiếp theo. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, các ngành khoa học xã hội, trong đó có xã hội học, có nhiệm vụ nặng nề và vinh dự trong việc thực hìện Nghị quyết Hội nghị quan trọng này của Trung ương Đảng. Khoa học xã hội, với những công cụ và phương pháp đặc thù của nó, trước hết phải góp phần phân tích thực trạng kinh tế - xã hội làm cơ sở xuất phát cho những quyết định của Hội nghị Trung ương. Chúng ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước với một trình độ phát triển còn thấp kém về lực lượng sản xuất và trinh độ quản lý (quản lý kinh tế, quản lý xã hội). Xét trên cả hai mặt đó đất nước đứng trước một sự mất cân đối nghiêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học sô 2 - 1983 Hội nghị Trung ương lần thứ ba... 15 trọng. Những mất cân đối vật chất đã cản trở sự phát triển nhanh chóng sản xuất là điều kiện tiên quyết để cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Những khó khăn trong đời sống vật chất cộng với những mất cân đối trong quản lý đã góp phần làm cho tình hình kinh tế - xã hội diễn biến thêm phức tạp. Trong sản xuất, năng suất lao động không những thấp, chất lượng sản phẩm kém, mà tình trạng lãng phí, mất cắp vật tư và sản phẩm rất nghiêm trọng: trong phân phối lưu thông còn có nhiều diễn biến xấu: bội chi ngân sách và tiền mặt, thị trường rối loạn, nạn đầu cơ, buôn lậu phổ biến, đời sống cán bộ công nhân viên Nhà nước gặp nhiều khó khăn; trong quản lý, một số chính sách, chế độ mới ban hành đã phát huy tác dụng tích cực nhưng về nhiều mặt vẫn còn có thiếu sót và sơ hở, vấn đề phân công phân cấp chưa được giải quyết tốt, sự điều hành trên dưới không ăn khớp, kém hiệu lực trong thực tế, v.v… Tình trạng khó khăn, phức tạp kể trên dễ gây cho người ta cách nhìn nhận một chiều, chỉ thấy khó khăn, tiêu cực, không nhìn ra lối thoát ra khỏi tình hình khó khăn hiện nay. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, những lúc cách mạng gặp khó khăn, Đảng ta đều có cách nhìn nhận và đánh giá tình hình một cách sáng suốt dựa trên một sự phân tích khoa học, chỉ ra đâu là mặt khó khăn yếu kém phải khắc phục, đâu là những nhân tố mới tích cực mở ra lối thoát để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên: đó là phương pháp mácxít nhất thiết không thể thiếu được của một Đảng tiền phong. Lần này cũng vậy, Hội nghị Trung ương đã tìm thấy trong hoạt động kinh tế những nhân t ...

Tài liệu có liên quan: