Báo cáo hội thảo Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản: Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo khái quát về tình trạng nước thải ao nuôi cá nước ngọt, khái niệm về đất ngập nước kiến tạo, mô tả các khảo nghiệm và kết quả, kết luận và biện pháp xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo hội thảo Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản: Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo
Hội thảo: “QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ AO NUÔI THỦY SẢN”, Sở TN & MT An Giang, 8/2007
===============================================================
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC AO NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT
BẰNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO
Lê Anh Tuấn
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên nước, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
Tóm tắt
Suốt hơn một thế kỷ qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Vùng đồng bằng này thực chất là một khu đất ngập nước rộng lớn như
một phần cuối hạ nguồn của sông Mekong ra đến biển Đông và vịnh Thái Lan nên có một
tiềm năng to lớn cho việc canh tác ngư nghiệp nước ngọt và nước mặn. Trong năm 2005,
vùng ĐBSCL đã đóng góp hơn 68% tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
vùng ĐBSCL đang phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng nước do việc bùng phát thâm
canh nuôi trồng thủy sản trong suốt hai thập niên qua, cả về diện tích nuôi và mật độ nuôi
thả tôm hoặc cá trên mỗi mét vuông mặt nước.
Một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải sử
dụng từ 3 - 5 kg thức ăn. Thực tế chỉ khoảng 17% thực ăn được cá hấp thu và phần còn
lại (chừng 83%) hòa lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủy. Số
liệu quan trắc trên các sông rạch ở ĐBSCL cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như nhu
cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng lượng chất rắn lơ lửng
(TSS), đạm tổng số (TKN), tổng số Coliform, ... vượt xa mức cho phép của tiêu chuẩn
Việt Nam. Nước ô nhiễm cũng đã dẫn đến sự gia tăng nguồn bệnh chính cho người và
thủy sản.
Có nhiều kỹ thuật xử lý nước thải từ các ao nuôi cá. Tuy nhiên, đất ngập nước kiến tạo có
thể kinh tế hơn so với các chọn lựa khác ở các nơi còn mặt bằng. Ưu thế của biện pháp
này là đơn giản trong xây dựng, hiệu quả xử lý cao và năng lượng vận hành thấp với chi
phí tối thiểu.
Nghiên cứu trong ba năm qua của Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần thơ (ĐHCT) cho
thấy đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm đã loại trừ hầu hết các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt và ao nuôi cá một cách có ý nghĩa. Chất lượng nước đầu ra xuống mức cho
phép thải trở lại nguồn theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc có thể tái sử dụng trong nuôi cá và
sinh hoạt.
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản; Ao cá nước ngọt; Nồng độ ô nhiễm; Đất ngập nước kiến
tạo; Xử lý nước thải
============================================================= 1
XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT BẰNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO
Lê Anh Tuấn, Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ
Hội thảo: “QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ AO NUÔI THỦY SẢN”, Sở TN & MT An Giang, 8/2007
===============================================================
FRESHWATER FISH-POND WASTEWATER TREATMENT
BY CONSTRUCTED SUBSURFACE FLOW WETLANDS
Le Anh Tuan
Department of Environmental and Water Resources Engineering
College of Technology, CanTho University
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
Abstract
More than one century, aquaculture has been farmed in the Mekong River Delta (MD),
Vietnam. Actually, the Delta is a large tropical wetland as the most downstream part of
the Mekong River to both the East Sea and the Gulf of Thailand, so it has huge potential
of inland and coastal aquaculture. In 2005, the MD has contributed more than 68% of the
total value of aquaculture production of the country. However, the MD has been suffering
from water quality degradation due to extensive blooming of aquaculture in the last two
decades, not only on the total actual production areas but also on the shrimp or fish
density per square meter of surface water. Water pollution also leads to increase of
human and aqua-diseases mainly.
Roughly, farmers have to use 3.0 – 5.0 kg of feed for producing 1 kg of catfish. In fact,
only 17% of food is absorbed by fish bodies and the rest (nearly 83%) dilute to water
environment in the form of composting organic matters. Data from water quality
monitoring in rivers and canals in the MD, concentration of pollutants such as
biochemical oxygen demand (BOD5), chemical oxygen demand (COD), total suspended
solid (TSS), total Kjeldahl nitrogen (TKN) and total Coliforms numbers,… are very
much higher than Vietnam wastewater standards.
There are many techniques for fish-pond wastewater treatment. However, the constructed
wetlands may be economical relative to other options only where land is available. Their
advantages are simple construction, high treatment effectiveness and low energy process
requiring minimal operational cost.
Over past three years, the research of the College of Technology, CanTho University
(CTU) has performed that the constructed subsurface flow wetland removes pollutants in
domestic and fish-pond wastewater significantly. The effluent water quality satisfy
Vietnamese standards for wastewater discharge to water body or may re-use for
aquaculture and domestic purposes.
Key words: Aquaculture; Fresh-water fish-pond; Pollutant concentration; Constructed
wetland; Wastewater treatment.
============================================================= 2
XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT BẰNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO
Lê Anh Tuấn, Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ
Hội thảo: “QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ AO NUÔI THỦY SẢN”, Sở TN & MT An Giang, 8/2007
===============================================================
I. DẪN NHẬP
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Mekong đổ ra hai
mặt biển Đông và Vịnh Thái Lan với tổng diện tích gần 4 triệu ha đất tự nhiên. Hằng
năm, vùng đồng bằng thấp và phẳng này nhận hơn 450 tỷ m3 nước từ sông Mekong đổ
về, lượng mưa cao xấp xỉ 2000 mm/năm, lượng nước ngầm phong phú và một hệ thống
...
Báo cáo hội thảo Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản: Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.02 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xử lý ao nuôi thủy sản Xử lý nước thải ao nuôi cá Nước thải ao nuôi cá nước ngọt Biện pháp xử lý nước thải Đất ngập nước kiến tạo Tài liệu Xử lý nước thảiTài liệu có liên quan:
-
12 trang 38 0 0
-
Công nghệ đất ngập nước kiến tạo: Phần 1 - TS. Lê Anh Tuấn (Chủ biên)
45 trang 28 0 0 -
Bài giảng học về môn Xử lý nước thải
21 trang 27 0 0 -
9 trang 26 0 0
-
0 trang 24 0 0
-
Đồ án xử lý nước thải giết mổ part 2
11 trang 23 0 0 -
Tiểu luận: xử lý nước thải nhà máy giấy
21 trang 23 0 0 -
Khả năng xử lý nước thải từ ao nuôi ếch bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo
6 trang 22 0 0 -
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 421/2021
170 trang 22 0 0 -
69 trang 21 0 0