Danh mục tài liệu

Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 - 2012

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 - 2012 nhằm nghiên cứu về bón phân cho chè, chủ yếu tập trung vào bón phân hóa học; trình bày kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới giai đoạn 2000 - 2012 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN CHO MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 Nguyễn Hữu La1 1. Đặt vấn đề Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) là cây công nghiệp có chu kỳ kinh tế dài, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Diện tích chè Việt Nam hiện nay đạt 131.000 ha trong đó chè sản xuất kinh doanh 110.000 ha, năng suất bình quân đạt 7,15 tấn búp tươi/ha. Tuy nhiên, đất trồng chè đa số chỉ có tầng canh tác dày 50-70 cm, hiếm khi trên 1 m. Lượng mưa tập trung theo mùa làm cho đất bị rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa; còn mùa khô thì hạn hán trầm trọng, thậm chí ngay vào thời điểm mùa mưa cây chè vẫn bị hạn do đất dốc không giữ được nước. Một yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy tiềm năng giống và chất lượng sản phẩm là sử dụng phân bón hợp lý. Giai đoạn 1990-2010 đã có một số nghiên cứu về bón phân cho chè, song chủ yếu tập trung vào phân bón vô cơ. Liều lượng và tỉ lệ dinh dưỡng bón cho chè phụ thuộc rất lớn vào giống, đất đai và điều kiện tự nhiên. Đồng thời, sử dụng phân bón cũng không được để lại dư lượng nitrat quá cao, hàm lượng kim loại nặng phải dưới ngưỡng cho phép... Từ 2005 đến nay, cùng với nghiên cứu bón phân hóa học, nghiên cứu sử dụng phân bón sinh học (hữu cơ vi sinh, phân vi sinh) đã được quan tâm hơn. 2. Kết quả nghiên cứu bón phân cho một số giống chè mới 2.1. Nghiên cứu tỷ lệ bón N:P:K cho giống chè Phúc Vân Tiên và Shan Chất Tiền 4 tuổi tại Phú Hộ Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1 (Đ/C): Bón NPK theo tỉ lệ phối hợp 2:1:1 (150 N + 75 P2O5 + 75 K2O); CT2: Bón NPK theo tỉ lệ phối hợp 3:1:1 (180 N + 60 P2O5 + 60 K2O); 1 Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc 197 CT3: Bón NPK theo tỉ lệ phối hợp 3:1:2 (150 N + 50 P2O5 + 100 K2O); CT4: Bón NPK theo tỉ lệ phối hợp 3:2:1 (150 N + 100 P2O5 + 50 K2O). Tổng lượng bón N + P2O5 + K2O = 300 kg/ha, trên nền 20 tấn phân chuồng/ha; Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, diện tích 1 ô thí nghiệm là 45 m2. Bảng 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N:P:K đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Khối lượng Năng Số Năng (g/búp) suất Năng Công búp/cây suất Giống công suất thức /năm búp/cây Tôm Tôm thức (tấn/ha) (búp) 2 lá 3 lá (gram) (kg/ô) CT1(Đ/C) 267,5 0,78 1,07 287,6 25,7 5,71 Shan CT2 299,3 0,81 1,00 311,3 28,0 6,22 Chất Tiền CT3 360,8 0,82 1,33 350,0 31,4 6,98 CT4 323,5 0,81 1,33 330,0 29,7 6,60 LSD0,05 49,87 0,07 0,16 12,51 3,71 0,47 CV% 8,0 4,3 6,7 2,0 6,5 3,7 CT1(Đ/C) 263,5 0,39 0,79 155,5 14 3,11 Phúc CT2 327,4 0,38 0,80 193,2 17,4 3,87 Vân Tiên CT3 389,0 0,39 0,80 231,5 20,6 4,58 CT4 285,4 0,37 0,82 169,8 15,1 3,36 LSD0,05 45,22 0,02 0,05 28,35 2,97 0,48 CV% 7,2 2,3 2,9 7,6 8,9 6,4 Số liệu bảng 1 cho thấy, trên cả hai giống, CT3 (Bón tỉ lệ 3:1:2) cho năng suất cao nhất, tiếp đến là CT4, CT2. Đạm là yếu tố quyết định năng suất hàng đầu, tiếp sau là kali. Để đánh giá chất lượng búp chè, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần sinh hoá búp chè. Kết quả thu được (bảng 2) cho thấy, Giống Shan Chất Tiền có hàm lượng axít amin và đường khử cao thích hợp cho việc chế biến chè đen, còn giống Phúc Vân Tiên có hàm lượng tanin thấp hơn nên phù hợp với việc chế biến chè xanh. 198 Hàm lượng đạm tổng số cao sẽ không có lợi cho chất lượng chè chế biến, làm cho chè có vị đắng, làm tăng hàm lượng nitơrat (hàm lượng này cao gây hại cho sức khoẻ người uống chè). Bảng 2: Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến hàm lượng một số chất hóa học trong búp chè Chất Axit Đường Đạm Chỉ tiêu Công Tanin hoà tan amin khử tổng số Giống thức (%) (%) (%) (%) (%) CT 1 đ/ c 30,18 43,45 2,64 2,70 3,94 Shan CT 2 29,22 44,36 2,55 3,00 4,57 Chất CT 3 33,03 44,84 2,84 2,55 4,51 Tiền CT 4 30,46 43,77 2,58 4,05 4,45 CT 1 đ/ c 28,33 41,07 2,00 2,26 3,86 Phúc CT 2 29,62 41,36 2,16 2,50 4,20 Vân Tiên CT 3 26,00 41,95 2,59 2,17 4,15 CT 4 26,38 42,15 2,61 2,61 4,17 Nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng chè xanh tại các công thức bón phân nhằm đề xuất tỷ lệ bón NPK hợp lý nhất, sản phẩm đã được chế biến bằng phương thức thủ công tại Viện KHKT NLN MN phía Bắc và được hội đồng thử nếm đánh giá. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3 cho thấy: tỷ lệ phối hợp mà N chiếm ưu thế (2:1:1 và 3:1:1) cho ngoại hình chè đẹp (có điểm số cao) nhưng màu nước, hương và vị điểm kém hơn. Tỷ lệ phối hợp có kali chiếm ưu thế có ngoại hình không đẹp do búp hóa xơ gỗ nhanh hơn, búp cứng (có điểm số thấp), nhưng nội ch ...

Tài liệu có liên quan: