Danh mục tài liệu

Báo cáo khoa học: Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục đích phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa, dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả phân tích 39 doanh nghiệp của ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67 % có hiệu quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh HòaTạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010THÔNG BÁO KHOA HỌC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÁNH HÒA TECHNICAL EFFICIENCY ANALYSIS FOR SEAFOOD INDUSTRY IN KHANH HOA 1 Nguyễn Văn Ngọc, 2Nguyễn Thành Cường 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang 2 Khoa Kế toán –Tài chính, Trường Đại học Nha TrangTÓM TẮT Bài viết này nhằm mục đích phân tích hiệu quả kỹ thuật trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa,dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả phân tích 39 doanhnghiệp của ngành trong năm 2009 cho thấy có đến 67 % có hiệu quả kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 10% đạthiệu quả kỹ thuật cao nhờ cấu trúc vốn hợp lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuậtcủa các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 với hai trường hợp: qui mô không đổi và qui mô thayđổi.ABSTRACT This article aims to analyze technical efficiency in the processing of aquatic products in Khanh Hoa,based on using the method of data envelope analysis (DEA). Analysis results from 39 enterprises of thisindustry in 2009 showed that up to 67% less effective techniques, only about 10% higher technicalefficiency thanks to the reasonableness of their capital structure. The research also indicated that achange in technical efficiency of enterprises in the period 2005-2009 with two cases: Constant return toscale and Variable return to scale.I- ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 doanh nghiệp (DN). Sản lượng bình quânvào khoảng 60 ngàn tấn/năm, với giá trị ước đạt gần 300 triệu USD. Những năm gần đây, mặc dù liên tụcgặp nhiều khó khăn nhưng ngành chế biến thủy sản của tỉnh không ngừng phát triển, góp phần quan trọngcho cho sự phát triển chung của ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà [6]. Tuy vậy, các DN ngành chế biếnthủy sản cũng gặp không ít khó khăn. Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặtchẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trườngsẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam [7]. Bên cạnh đó, vấn đề đầu vào như vốn,lao động, đặc biệt là nguồn nguyên liệu luôn được các DN quan tâm. Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồnlực đối với DN hơn lúc nào hết trở nên cấp thiết nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nhiều quan điểm khác nhau trong phân tích đánh giá hiệu quả, trong đó có hiệu quả kỹ thuật(technical efficiency). Hiệu quả kỹ thuật miêu tả xuất lượng tối đa với đầu vào cho trước. Nghiên cứu này84Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu phương pháp DEA Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) lần đầu tiên đượcphát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978 [2]. DEA dựa trên cơ sở xây dựng đường giớihạn hiệu quả, tương tự như hàm sản xuất trong trường hợp khi xuất lượng không phải là một đại lượng vôhướng, mà là một véc-tơ. Đường giới hạn hiệu quả có hình dạng màng lồi hoặc hình nón lồi trong khônggian của các biến số nhập lượng và xuất lượng. Đường giới hạn được sử dụng như là một tham chiếu đốivới các trị số hiệu quả của mỗi DN được đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp DEA có các đặc trưng như:chỉ cho phép đánh giá hiệu quả tương đối của các DN được đánh giá, tức là hiệu quả giữa chúng so vớinhau. Mức độ hiệu quả của các DN được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trongmột không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra. Phương pháp xây dựng đường giới hạn hiệu quả - đó là giảinhiều lần bài toán qui hoạch tuyến tính. Đường giới hạn được hình thành giống như những đoạn thẳng kếtnối các điểm hiệu quả nhất, nhờ đó tạo thành một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi. Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA được phân ra thành hai loại mô hình: tối thiểu hóađầ u vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra , với giả định đầu vào không đổi. x2/y S A P B P’ C ...