Báo cáo nghiên cứu khoa học Hà Nội thời tiền - sơ sử
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.94 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhờ vào những bằng chứng khảo cổ học, chúng ta được biết lịch sử Hà Nội bắt đầu từ những bước chân đầu tiên của con người thời đại đá cũ trên những vùng đất cao, đồi gò nằm về phía tây bắc Hà Nội. Từ thành tựu của khoa học địa chất, chúng ta đã biết được tác động của tự nhiên, nhất là quá trình biển tiến, biển thoái ở giai đoạn cuối Pleistocene- giữa Holocen tác động đến cuộc sống người Hà Nội xưa ra sao, ví như khi biển tiến dâng cao, con người rút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hà Nội thời tiền - sơ sử " Hà Nội thời tiền - sơ sửTRÌNH NĂNG CHUNGPGS.TS. Viện Khảo cổ học.Nhờ vào những bằng chứng khảo cổ học, chúng ta được biết lịch sử Hà Nội bắtđầu từ những bước chân đầu tiên của con người thời đại đá cũ trên những vùng đấtcao, đồi gò nằm về phía tây bắc Hà Nội.Từ thành tựu của khoa học địa chất, chúng ta đã biết được tác động của tự nhiên,nhất là quá trình biển tiến, biển thoái ở giai đoạn cuối Pleistocene- giữa Holocentác động đến cuộc sống người Hà Nội xưa ra sao, ví như khi biển tiến dâng cao,con người rút vào cư trú trong hang động, núi cao. Sau thời kỳ vịnh biển cách naykhoảng 3500 năm, Hà Nội khô ráo dần, các cư dân hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khítừ vùng đất cao, men theo các triền sông xuống khai khẩn vùng đất mới Hà Nội.Các cộng đồng làm nông nghiệp lúa nước, phát triển nhanh kinh tế sản xuất, tạomột diện mạo văn hoá mới cho vùng đất Hà Nội xưa.1. Những dấu tích văn hoá nguyên thuỷ đá cũ- Văn hoá Sơn ViNhững dấu tích văn hoá nguyên thuỷ thời đá cũ được phát hiện khá sớm ở Hà Nội.Năm 1972, thầy và trò Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đạihọc Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) đã phát hiện những dấu tích văn hoáSơn Vi trên vùng đồi huyện Ba Vì ( 9; 10).Ba Vì là vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò, được tạo lập bởi sự xâm thực chia cắt cácthềm đá gốc và thềm phù sa cổ sông Hồng và sông Đà. Các đồi gò ở đây khágiống nhau, thường cao từ 10m đến 30m, đỉnh bằng, sườn dốc thoải. Các nhà địachất mách bảo chúng ta rằng, đây chính là dấu tích của loạt thềm bậc II sông Hồngvà sông Đà. Phía trên là lớp phù sa bị laterit hoá mạnh, tạo thành lớp sạn cứng, đôichỗ đã tạo thành đá ong, phía dưới là đất đỏ lẫn nhiều sỏi vụn. Nhìn chung, địahình miền này có nhiều nét tương tự địa hình huyện Lâm Thao ( Phú Thọ), tuynhiên cũng dễ dàng nhận thấy đồi gò Ba Vì thấp hơn đồi gò Phú Thọ. Chính trênbề mặt các đồi gò này, ở Đồi Cạn, thuộc xã Thái Hoà, Gò A (còn gọi là NúiQuang) thuộc xã Cổ Đô, Xóm Liên thuộc xã Minh Quang và Gò Chùa xã VạnThắng, các nhà khảo cổ đã phát hiện những di tích, di vật Sơn Vi đầu tiên trên đấtHà Nội.Cho đến nay, ở Ba Vì đã phát hiện được 81 di vật thời đá cũ. Các di vật này nằmrải rác trên những đồi gò, hoặc tập trung ở quanh khu vực chợ Nhông (xã TháiHoà), nơi có thể coi là trung tâm cư trú nguyên thuỷ. Những công cụ được chế táctừ các hòn cuội sông mà cư dân Hà Nội xưa ở vùng Ba Vì làm ra là những công cụsắc bén, dùng để chặt cây, nạo da thú, đập hạt cây… Cũng có khi đấy lại l à nhữngvũ khí lợi hại để tự bảo vệ mình, chống lại thú dữ hoặc để phục vụ cho công việcsăn, bắt thú rừng thường ngày.Nghiên cứu bộ sưu tập Ba Vì cho thấy, tổ hợp công cụ cuội ở đây phản ánh nhữngđặc trưng cơ bản của văn hoá Sơn Vi, bao gồm những loại hình Sơn Vi điển hìnhnhư: công cụ rìa lưỡi dọc hình múi bưởi, công cụ rìa ngang, công cụ mũi nhọnv.v... Tất cả công cụ cuội đều ghè một mặt, không thấy công cụ ghè hai mặt. Kỹthuật chủ đạo là ghè một lớp, nương theo rìa cuội tự nhiên, giữ lại phần lớn vỏcuội tự nhiên. Không tìm thấy đồ đá mài và đồ gốm kèm theo.Ở vùng đất liền kề, đối diện bên kia sông Đà, sông Hồng là vùng đất Lâm Thao,Tam Nông, Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện đượchàng chục di tích của cư dân nguyên thuỷ - chủ nhân của văn hoá Sơn Vi cũngtương tự như những di tích tìm thấy trên đất Ba Vì. Các kết quả nghiên cứu chothấy Sơn Vi là một văn hoá nguyên thuỷ tiêu biểu, thuộc hậu kỳ đá cũ, có niên đạitừ 30.000 năm đến 11.000 năm tính đến nay(2).Căn cứ vào phạm vi phân bố, chất liệu và đặc biệt là kỹ thuật chế tác và loại hìnhdi vật, các nhà khảo cổ cho rằng các di tích đá cũ Ba Vì thuộc giai đoạn sớm củavăn hoá Sơn Vi, có tuổi khoảng gần 30.000 năm tính đến nay (2; 9).Vậy là, hơn hai vạn năm trước, người nguyên thuỷ đã có mặt ở vùng cao, đồi gòBa Vì, phía tây bắc Hà Nội hiện nay. Một phần là thói quen sinh hoạt và đời sốngkinh tế phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm. Đất Ba Vì xưa là nơi có nhiều rừng rậm,cạnh nguồn sông lớn, vừa cung cấp nước uống, lại vừa là nguồn cung cấp nguyênliệu đá cuội để chế tác công cụ chặt cây, săn thú, nạo da thú. Sống trong môitrường thiên nhiên thuận lợi, nhưng cũng đầy hiểm hoạ, để cư trú được trên nhữngđồi gò cao như Đồi Cạn ( xã Thái Hoà), Gò Liên( xã Minh Quang), người nguyênthuỷ thời đá cũ phải có những nơi ở tạm, có thể dựng lên những túp lều đơn giảnbằng tre nứa lá, dưới nền lót lá, cây cỏ làm ổ nằm, lấy vỏ cây, da thú, lá khô chethân chống chọi với cái giá lạnh mùa đông. Trong các di tích đá cũ ở Ba Vì,chúng ta chưa tìm thấy dấu vết nơi cư trú kiểu nhà ở sơ khai của người nguyênthuỷ, song việc xây dựng các lán ở tạm là rất có khả năng. Họ sống thành bầy trêncác đồi, gò, sông, suối, sẵn nước và tránh lụt lội. Những lều lán giản đơn bằng trenứa, gỗ giúp con người có thể tránh mưa hoặc tránh cái rét trong mùa đông lạnhlẽo.2. Giai đoạn sơ kỳ đá mới -Văn hoá Hoà Bì ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hà Nội thời tiền - sơ sử " Hà Nội thời tiền - sơ sửTRÌNH NĂNG CHUNGPGS.TS. Viện Khảo cổ học.Nhờ vào những bằng chứng khảo cổ học, chúng ta được biết lịch sử Hà Nội bắtđầu từ những bước chân đầu tiên của con người thời đại đá cũ trên những vùng đấtcao, đồi gò nằm về phía tây bắc Hà Nội.Từ thành tựu của khoa học địa chất, chúng ta đã biết được tác động của tự nhiên,nhất là quá trình biển tiến, biển thoái ở giai đoạn cuối Pleistocene- giữa Holocentác động đến cuộc sống người Hà Nội xưa ra sao, ví như khi biển tiến dâng cao,con người rút vào cư trú trong hang động, núi cao. Sau thời kỳ vịnh biển cách naykhoảng 3500 năm, Hà Nội khô ráo dần, các cư dân hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khítừ vùng đất cao, men theo các triền sông xuống khai khẩn vùng đất mới Hà Nội.Các cộng đồng làm nông nghiệp lúa nước, phát triển nhanh kinh tế sản xuất, tạomột diện mạo văn hoá mới cho vùng đất Hà Nội xưa.1. Những dấu tích văn hoá nguyên thuỷ đá cũ- Văn hoá Sơn ViNhững dấu tích văn hoá nguyên thuỷ thời đá cũ được phát hiện khá sớm ở Hà Nội.Năm 1972, thầy và trò Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đạihọc Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) đã phát hiện những dấu tích văn hoáSơn Vi trên vùng đồi huyện Ba Vì ( 9; 10).Ba Vì là vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò, được tạo lập bởi sự xâm thực chia cắt cácthềm đá gốc và thềm phù sa cổ sông Hồng và sông Đà. Các đồi gò ở đây khágiống nhau, thường cao từ 10m đến 30m, đỉnh bằng, sườn dốc thoải. Các nhà địachất mách bảo chúng ta rằng, đây chính là dấu tích của loạt thềm bậc II sông Hồngvà sông Đà. Phía trên là lớp phù sa bị laterit hoá mạnh, tạo thành lớp sạn cứng, đôichỗ đã tạo thành đá ong, phía dưới là đất đỏ lẫn nhiều sỏi vụn. Nhìn chung, địahình miền này có nhiều nét tương tự địa hình huyện Lâm Thao ( Phú Thọ), tuynhiên cũng dễ dàng nhận thấy đồi gò Ba Vì thấp hơn đồi gò Phú Thọ. Chính trênbề mặt các đồi gò này, ở Đồi Cạn, thuộc xã Thái Hoà, Gò A (còn gọi là NúiQuang) thuộc xã Cổ Đô, Xóm Liên thuộc xã Minh Quang và Gò Chùa xã VạnThắng, các nhà khảo cổ đã phát hiện những di tích, di vật Sơn Vi đầu tiên trên đấtHà Nội.Cho đến nay, ở Ba Vì đã phát hiện được 81 di vật thời đá cũ. Các di vật này nằmrải rác trên những đồi gò, hoặc tập trung ở quanh khu vực chợ Nhông (xã TháiHoà), nơi có thể coi là trung tâm cư trú nguyên thuỷ. Những công cụ được chế táctừ các hòn cuội sông mà cư dân Hà Nội xưa ở vùng Ba Vì làm ra là những công cụsắc bén, dùng để chặt cây, nạo da thú, đập hạt cây… Cũng có khi đấy lại l à nhữngvũ khí lợi hại để tự bảo vệ mình, chống lại thú dữ hoặc để phục vụ cho công việcsăn, bắt thú rừng thường ngày.Nghiên cứu bộ sưu tập Ba Vì cho thấy, tổ hợp công cụ cuội ở đây phản ánh nhữngđặc trưng cơ bản của văn hoá Sơn Vi, bao gồm những loại hình Sơn Vi điển hìnhnhư: công cụ rìa lưỡi dọc hình múi bưởi, công cụ rìa ngang, công cụ mũi nhọnv.v... Tất cả công cụ cuội đều ghè một mặt, không thấy công cụ ghè hai mặt. Kỹthuật chủ đạo là ghè một lớp, nương theo rìa cuội tự nhiên, giữ lại phần lớn vỏcuội tự nhiên. Không tìm thấy đồ đá mài và đồ gốm kèm theo.Ở vùng đất liền kề, đối diện bên kia sông Đà, sông Hồng là vùng đất Lâm Thao,Tam Nông, Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện đượchàng chục di tích của cư dân nguyên thuỷ - chủ nhân của văn hoá Sơn Vi cũngtương tự như những di tích tìm thấy trên đất Ba Vì. Các kết quả nghiên cứu chothấy Sơn Vi là một văn hoá nguyên thuỷ tiêu biểu, thuộc hậu kỳ đá cũ, có niên đạitừ 30.000 năm đến 11.000 năm tính đến nay(2).Căn cứ vào phạm vi phân bố, chất liệu và đặc biệt là kỹ thuật chế tác và loại hìnhdi vật, các nhà khảo cổ cho rằng các di tích đá cũ Ba Vì thuộc giai đoạn sớm củavăn hoá Sơn Vi, có tuổi khoảng gần 30.000 năm tính đến nay (2; 9).Vậy là, hơn hai vạn năm trước, người nguyên thuỷ đã có mặt ở vùng cao, đồi gòBa Vì, phía tây bắc Hà Nội hiện nay. Một phần là thói quen sinh hoạt và đời sốngkinh tế phụ thuộc vào săn bắt, hái lượm. Đất Ba Vì xưa là nơi có nhiều rừng rậm,cạnh nguồn sông lớn, vừa cung cấp nước uống, lại vừa là nguồn cung cấp nguyênliệu đá cuội để chế tác công cụ chặt cây, săn thú, nạo da thú. Sống trong môitrường thiên nhiên thuận lợi, nhưng cũng đầy hiểm hoạ, để cư trú được trên nhữngđồi gò cao như Đồi Cạn ( xã Thái Hoà), Gò Liên( xã Minh Quang), người nguyênthuỷ thời đá cũ phải có những nơi ở tạm, có thể dựng lên những túp lều đơn giảnbằng tre nứa lá, dưới nền lót lá, cây cỏ làm ổ nằm, lấy vỏ cây, da thú, lá khô chethân chống chọi với cái giá lạnh mùa đông. Trong các di tích đá cũ ở Ba Vì,chúng ta chưa tìm thấy dấu vết nơi cư trú kiểu nhà ở sơ khai của người nguyênthuỷ, song việc xây dựng các lán ở tạm là rất có khả năng. Họ sống thành bầy trêncác đồi, gò, sông, suối, sẵn nước và tránh lụt lội. Những lều lán giản đơn bằng trenứa, gỗ giúp con người có thể tránh mưa hoặc tránh cái rét trong mùa đông lạnhlẽo.2. Giai đoạn sơ kỳ đá mới -Văn hoá Hoà Bì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
báo cáo nghiên cứu nghiên cứu khoa học lịch sử Việt Nam khảo cổ học dân tộc họcTài liệu có liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1912 5 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 538 0 0 -
57 trang 378 0 0
-
33 trang 366 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 315 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 305 0 0 -
95 trang 292 1 0
-
15 trang 269 0 0
-
29 trang 259 0 0
-
4 trang 256 0 0