Những biến cố xảy ra trong sáu tháng qua đã bộc lộ tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính
toàn cầu và đặt ra các vấn đề cơ bản về tính hiệu quả của các phản ứng từ các tổ chức khu vực công
và tư nhân. Trong khi các diễn biến vẫn chưa khép lại, Báo cáo Tình Hình Ổn Định Tài Chính Toàn
Cầu (GFSR) tháng Tư năm 2008 đánh giá tính dễ tổn thương mà hệ thống đang phải đối mặt và đề
xuất các kết luận và các bài học chính sách tạm thời....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tài chính toàn cầu
Tóm Tắt Báo Cáo Ổn Định Tài Chính Toàn Cầu, Tháng 4, 2008
Của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Những biến cố xảy ra trong sáu tháng qua đã bộc lộ tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính
toàn cầu và đặt ra các vấn đề cơ bản về tính hiệu quả của các phản ứng từ các tổ chức khu vực công
và tư nhân. Trong khi các diễn biến vẫn chưa khép lại, Báo cáo Tình Hình Ổn Định Tài Chính Toàn
Cầu (GFSR) tháng Tư năm 2008 đánh giá tính dễ tổn thương mà hệ thống đang phải đối mặt và đề
xuất các kết luận và các bài học chính sách tạm thời. Một số vấn đề chính nổi lên từ phân tích này
bao gồm:
• Thất bại chung đã xảy ra trong việc đánh giá mức độ nợ của hàng loạt các tổ chức -
ngân hàng, các công ty bảo hiểm , các tổ chức do chính phủ tài trợ, các quỹ phòng
ngừa rủi ro- và các rủi ro liên quan do việc giải tỏa ồ ạt các khoản nợ này.
• Các hoạt động quản lý rủi ro, công khai thông tin của khu vực tư nhân, giám sát và
quy định quản lý khu vực tài chính đều lạc hậu so với sự phát triển và những dịch
chuyển mô hình kinh doanh đang diễn ra nhanh chóng, tạo cơ hội xảy ra tình trạng
chấp nhận rủi ro mức, đánh giá rủi ro yếu kém, mất cân đối về kỳ hạn và lạm phát giá
tài sản.
• Việc chuyển đổi các rủi ro ngoại bảng đã bị đánh giá quá cao. Khi rủi ro đã hiện thực
hoá, tình trạng này tạo áp lực lớn trở lại bảng cân đối của các ngân hàng.
• Bất chấp động thái can thiệp chưa từng có của các ngân hàng trung ương lớn, thị
trường tài chính vẫn ở trạng thái hết sức căng thẳng, nay lại càng tồi tệ hơn bởi môi
trường kinh tế đáng lo ngại hơn, các tổ chức vốn hoá một cách yếu kém và giải tỏa
đòn cân nợ trên quy mô rộng.
Tóm lại, rõ ràng là hệ thống tài chính toàn cầu đã rơi vào tình trạng ngày càng căng thẳng kể
từ lần phát hành báo cáo Ổn định Tài Chính Toàn Cầu (GFSR) Tháng 10 Năm 2007, và những rủi ro
đối với ổn định tài chính vẫn tăng mạnh. Các mối quan ngại có tính hệ thống đang trầm trọng hơn
bởi sự suy giảm của chất lượng tín dụng, sự giảm giá trị của các sản phẩm tín dụng cấu trúc và thiếu
hụt thanh khoản trên thị trường kèm theo việc giải tỏa các đòn cân nợ trên phạm vi rộng trong hệ
thống tài chính. Thách thức cơ bản mà các nhà hoạch định chính sách hiện đang phải đối mặt là thực
hiện các biện pháp tức thời để giảm rủi ro từ những điều chỉnh thậm chí còn mạnh hơn, bao gồm dự
phòng các kế hoạch đối phó với các tình huống bất ngờ và những kế hoạch cứu vãn tình thế, trong
khi đồng thời xem xét những nguyên nhân mầm mống của tình trạng bất ổn hiện tại.
Chương 1- Đánh giá Rủi ro đối với Tính Ổn định Tài chính Toàn cầu
Chương 1 minh chứng khủng hoảng đã lan rộng vượt ra ngoài thị trường dưới tiêu chuẩn của
Mỹ như thế nào, cụ thể là các thị trường bất động sản dân dụng và thương mại tiêu chuẩn, các thị
trường tín dụng tiêu dùng và tín dụng doanh nghiệp từ cấp thấp đến cao . Mỹ vẫn là tâm chấn, vì thị
trường dưới tiêu chuẩn của Mỹ là nơi khởi nguồn của các tiêu chuẩn tín dụng thấp kém và là nơi đầu
tiên trải qua những rắc rối nảy sinh từ các sản phẩm tín dụng cấu trúc kết hợp có liên quan. Nhưng
các tổ chức tại các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng, phản ánh các điều kiện tài chính toàn cầu cũng
quá mức dễ dãi và sự yếu kém trong hệ thống quản lý rủi ro và giám sát thận trọng ở nhiều mức độ
khác nhau. Các nước công nghiệp hóa với các mức giá nhà đất tăng cao liên quan đến các yếu tố nền
tảng hoặc các bảng cân đối hộ gia đình hoặc doanh nghiệp đang căng thẳng cũng đang gặp rủi ro.
Cho đến nay, các quốc gia thị trường mới nổi nhìn chung đã khá bền bỉ vững vàng. Tuy
nhiên, một số quốc gia vẫn dễ bị tổn thương đối với nguy cơ về cắt giảm tín dụng, nhất là trong
những trường hợp mà tăng trưởng tín dụng trong nước được tăng cường từ các nguồn tài trợ nước
ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ cần được tài trợ. Thị trường nợ, nhất là nợ nước ngoài
của doanh nghiệp, đã chịu ảnh hưởng của tình trạng bất ổn tại các quốc gia phát triển và chi phí vốn
đã tăng và sự tăng mạnh các cú sốc đối với tham vọng rủi ro của các nhà đầu tư đối với các tài sản
thị trường mới nổi không thể được đẩy lùi nếu các điều kiện tài chính trở nên xấu hơn.
Những thiệt hại xuất phát từ việc giảm tín dụng và bán cưỡng chế cũng như tăng trưởng thu
nhập bị giảm đã là những thử thách lớn đối với bảng cân đối của cả các ngân hàng cũng như các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng. Chương 1 xem xét lại và tiếp tục phát triển phân tích về những tổn thất
liên quan đến thị trường dưới tiêu chuẩn đã nêu trong báo cáo GFSR tháng 10 năm 2007 và dự đoán
rằng sự sụt giảm giá nhà của Mỹ cùng sự gia tăng các khoản thanh toán tài sản thế chấp quá hạn có
thể dẫn tới tổng các thiệt hại liên quan đến thị trường cầm cố nhà ở và các chứng khoán liê ...
Báo cáo tài chính toàn cầu
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 213.46 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính ngân hàng kế toán-tài chính tóm tắt báo cáo tài chính toàn cầu quỹ tiền tệ quốc tếTài liệu có liên quan:
-
2 trang 515 0 0
-
6 trang 186 0 0
-
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 157 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 143 0 0 -
Phân tích cơ bản - vàng và ngoại tệ
42 trang 100 0 0 -
Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán Việt Nam?
11 trang 96 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 88 0 0 -
Chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế
2 trang 83 0 0 -
Phòng ngừa rủi ro trong Ngân hàng thương mại
5 trang 76 0 0 -
Luật Chứng Khoán _ Số 70.2006.QH11
66 trang 75 0 0