Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua
Số trang: 6
Loại file: doc
Dung lượng: 81.50 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua trình bày về một số bất cập, vướng mắc từ phía văn bản quy phạm pháp luật; một số tồn tại liên quan đến công tác xây dựng chiến lược, công tác quản lý cấp phép, quản lý khai thác tài nguyên của các cơ quan quản lý nhà nước; những đề xuất rút ra từ kết quả kiểm toán công tác quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, KINH DOANH TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA KTNN chuyên ngành VI Công tác kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI thực hiện thời gian qua mới dừng lại ở mức độ lồng ghép trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại các đơn vị; hoạt động kiểm toán chủ yếu chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước mà chưa có điều kiện tổ chức riêng thành cuộc kiểm toán chuyên đề nhằm đi sâu kiểm tra, phân tích, đưa ra kiến nghị xử lý tồn tại và đề xuất áp dụng biện pháp quản trị hiệu quả hoạt động khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành VI cũng chưa thể đi sâu kiểm tra, đối chiếu, rà soát một cách toàn diện những tồn tại, bất cập của cơ chế chính sách, pháp luật; những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; theo đó chưa đưa ra được nhiều kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý khai thác tài nguyên hướng đến hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững. Mặc dù vậy, qua thực tiễn kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thời gian qua, KTNN chuyên ngành VI cũng đã phát hiện một số tồn tại, bất cập ở nhiều khâu trong quy trình quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản, như: Một số văn bản pháp luật quản lý, điều chỉnh hoạt động khai thác kinh doanh tài nguyên chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ, có văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn; Công tác quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ còn có những thiếu sót; các cơ quan chức năng trung ương và địa phương nhiều tầng cấp quản lý chồng chéo nhưng còn bỏ sót lĩnh vực cần quản lý; Công tác quy hoạch, cấp phép khai thác còn bất cập; Các doanh nghiệp tổ chức khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản còn tùy tiện, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; có đơn vị quản lý tài nguyên khai thác còn lỏng lẻo; Công tác giám sát, thanh tra kiểm tra và xử lý sai phạm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản chưa quyết liệt, chưa toàn diện và hiệu quả...Những bất cập, tồn tại được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây: 1. Một số bất cập, vướng mắc từ phía văn bản quy phạm pháp luật: - Quy định liên quan đến công tác cải tạo, phục hồi môi trường: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định, các đơn vị phải ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định vào Quỹ bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, văn bản này mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải ký quỹ nhằm ràng buộc trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường mà chưa hướng dẫn trích lập nguồn tài chính ký quỹ để cải 1 tạo, phục hồi môi trường như mục tiêu của Quyết định. Do phần lớn các mỏ tài nguyên hiện nay vẫn đang trong quá trình khai thác, ít có trường hợp đóng cửa mỏ lớn nên thực tế chưa phát sinh công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Nếu không có hướng dẫn để dần tạo nguồn tài chính lâu dài theo chu kỳ khai thác khoáng sản, đến khi kết thúc khai thác mỏ, doanh nghiệp không có nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường. Khi đó gánh nặng xử lý tồn tại về tài chính dồn tích rất lớn. Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả, Nhà nước có thể phải đứng ra giải quyết hậu quả do không thể không cải tạo, phục hồi môi trường. - Quy định về cấp quyền khai thác khoáng sản: Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 (có hiệu lực từ 1/7/2011) thì tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do chưa có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật nên nhiều doanh nghiệp có trữ lượng chưa khai thác lớn vẫn chưa phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đến thời điểm ban hành, nếu văn bản hướng dẫn hồi tố thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý tài chính theo niên độ (do tính tiền nộp trên cả sản lượng đã khai thác từ 01/7 đến thời điểm văn bản ban hành chứ không phải trữ lượng còn lại). Nếu quy định tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành sẽ bỏ sót giai đoạn tính tiền nộp theo hiệu lực của Luật. - Chính sách pháp luật về thuế, phí liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên cũng còn những vướng mắc, tồn tại như quy định tính thuế chủ yếu dựa vào kê khai của doanh nghiệp mà chưa có hướng dẫn kiểm tra, xử lý sai phạm trong kê khai sản lượng (đây là đối tượng quan trọng trong kê khai quyết toán thuế nhưng rất khó kiểm tra, xác định do các cơ quan quản lý chủ yếu chỉ kiểm soát sau và không có khả năng kiểm tra thực tế hiện trường); các quy định pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ nguyên tắc xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án khai thác tài nguyên quý hiếm... - Các văn bản pháp luật về thuế, phí quản lý, khai thác tài nguyên hiện hành xác định trách nhiệm cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện gồm cả các Bộ, Ngành và địa phương có tài nguyên, khoáng sản. Tuy nhiên, do việc ban hành một số văn bản (hoặc nội dung văn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thời gian qua THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC, KINH DOANH TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA KTNN chuyên ngành VI Công tác kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI thực hiện thời gian qua mới dừng lại ở mức độ lồng ghép trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại các đơn vị; hoạt động kiểm toán chủ yếu chú trọng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước mà chưa có điều kiện tổ chức riêng thành cuộc kiểm toán chuyên đề nhằm đi sâu kiểm tra, phân tích, đưa ra kiến nghị xử lý tồn tại và đề xuất áp dụng biện pháp quản trị hiệu quả hoạt động khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chuyên ngành VI cũng chưa thể đi sâu kiểm tra, đối chiếu, rà soát một cách toàn diện những tồn tại, bất cập của cơ chế chính sách, pháp luật; những thiếu sót trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước; theo đó chưa đưa ra được nhiều kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực cơ chế quản lý khai thác tài nguyên hướng đến hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững. Mặc dù vậy, qua thực tiễn kiểm toán hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thời gian qua, KTNN chuyên ngành VI cũng đã phát hiện một số tồn tại, bất cập ở nhiều khâu trong quy trình quản lý, khai thác, kinh doanh tài nguyên, khoáng sản, như: Một số văn bản pháp luật quản lý, điều chỉnh hoạt động khai thác kinh doanh tài nguyên chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ, có văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn; Công tác quản lý nhà nước theo ngành, lãnh thổ còn có những thiếu sót; các cơ quan chức năng trung ương và địa phương nhiều tầng cấp quản lý chồng chéo nhưng còn bỏ sót lĩnh vực cần quản lý; Công tác quy hoạch, cấp phép khai thác còn bất cập; Các doanh nghiệp tổ chức khai thác- kinh doanh tài nguyên khoáng sản còn tùy tiện, vì lợi ích trước mắt mà không tính đến yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; có đơn vị quản lý tài nguyên khai thác còn lỏng lẻo; Công tác giám sát, thanh tra kiểm tra và xử lý sai phạm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản chưa quyết liệt, chưa toàn diện và hiệu quả...Những bất cập, tồn tại được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây: 1. Một số bất cập, vướng mắc từ phía văn bản quy phạm pháp luật: - Quy định liên quan đến công tác cải tạo, phục hồi môi trường: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định, các đơn vị phải ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định vào Quỹ bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, văn bản này mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải ký quỹ nhằm ràng buộc trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường mà chưa hướng dẫn trích lập nguồn tài chính ký quỹ để cải 1 tạo, phục hồi môi trường như mục tiêu của Quyết định. Do phần lớn các mỏ tài nguyên hiện nay vẫn đang trong quá trình khai thác, ít có trường hợp đóng cửa mỏ lớn nên thực tế chưa phát sinh công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Nếu không có hướng dẫn để dần tạo nguồn tài chính lâu dài theo chu kỳ khai thác khoáng sản, đến khi kết thúc khai thác mỏ, doanh nghiệp không có nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường. Khi đó gánh nặng xử lý tồn tại về tài chính dồn tích rất lớn. Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả, Nhà nước có thể phải đứng ra giải quyết hậu quả do không thể không cải tạo, phục hồi môi trường. - Quy định về cấp quyền khai thác khoáng sản: Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 (có hiệu lực từ 1/7/2011) thì tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do chưa có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật nên nhiều doanh nghiệp có trữ lượng chưa khai thác lớn vẫn chưa phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đến thời điểm ban hành, nếu văn bản hướng dẫn hồi tố thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xử lý tài chính theo niên độ (do tính tiền nộp trên cả sản lượng đã khai thác từ 01/7 đến thời điểm văn bản ban hành chứ không phải trữ lượng còn lại). Nếu quy định tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành sẽ bỏ sót giai đoạn tính tiền nộp theo hiệu lực của Luật. - Chính sách pháp luật về thuế, phí liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên cũng còn những vướng mắc, tồn tại như quy định tính thuế chủ yếu dựa vào kê khai của doanh nghiệp mà chưa có hướng dẫn kiểm tra, xử lý sai phạm trong kê khai sản lượng (đây là đối tượng quan trọng trong kê khai quyết toán thuế nhưng rất khó kiểm tra, xác định do các cơ quan quản lý chủ yếu chỉ kiểm soát sau và không có khả năng kiểm tra thực tế hiện trường); các quy định pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ nguyên tắc xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án khai thác tài nguyên quý hiếm... - Các văn bản pháp luật về thuế, phí quản lý, khai thác tài nguyên hiện hành xác định trách nhiệm cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện gồm cả các Bộ, Ngành và địa phương có tài nguyên, khoáng sản. Tuy nhiên, do việc ban hành một số văn bản (hoặc nội dung văn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác kiểm toán hoạt động quản lý Kinh doanh tài nguyên khoáng Báo cáo Thực trạng kiểm toán Quản lý khai thác Khai thác tài nguyên Kinh doanh tài nguyên khoáng sảnTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 145 0 0 -
12 trang 37 0 0
-
Khai thuế tài nguyên đối với cơ sở khai thác tài nguyên
3 trang 31 0 0 -
SÁCH TRA CỨU CÁC PHÂN VỊ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM
671 trang 31 0 0 -
2 trang 30 0 0
-
Giáo trình Kinh tế môi trường - PGS.TS Hoàng Xuân Cơ
247 trang 28 0 0 -
Bài giảng Thuế: Chương 3 - Nguyễn Đăng Khoa
28 trang 28 0 0 -
11 trang 25 0 0
-
12 trang 25 0 0
-
6 trang 24 0 0