Với kết cấu nội dung gồm 4 phần, bài báo cáo tổng hợp 'Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020' giới thiệu đến các bạn những nội dung về đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, các tác động và thách thức bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện trạng đa dạng sinh học vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Báo cáo tổng hợp QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 1 Vũng Tàu – tháng 12/2012 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 2 CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN TƯ VẤN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN KINH TẾ VÀ NÔNG THÔN BÀ RỊA VŨNG TÀU QUY HOẠCH THỦY SẢN VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Thanh Tùng Vũng Tàu – tháng 12/2012 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH (BIỂU ĐỒ) 3 DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2. Bản đồ địa hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2010 5. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2011 6. Bản đồ đa dạng sinh học các thủy vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 7. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 8. Bản đồ quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CITES Công ước Quốc tế về Kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm BTTN Bảo tồn thiên nhiên BTVNNĐ Bảo tồn vùng nước nội địa DTSQ Dự trữ sinh quyển ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước 4 GIS Hệ thống thông tin địa lý HST Hệ sinh thái HST ĐNN Hệ sinh thái đất ngập nước IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên KBT Khu bảo tồn KH&CN Khoa học và Công nghệ KTXH Kinh tế xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NXB Nhà xuất bản RAMSAR Công ước quốc tế về ĐNN RNM Rừng ngập mặn TX Thường xuyên VNNĐ Vùng nước nội địa VQG Vườn Quốc gia UNESCO Tổ chức Văn hoá, Giáo dục, Khoa học Liên hiệp quốc WMO Tổ chức Khí tượng Thuỷ văn Thế giới WWF Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên 5 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bà Rịa Vũng Tàu có hai thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện, với dân số là 994.837 người. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.982,2 Km², hiện nay diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2012 là 34.505,6ha, trong đó đất có rừng 26.006,7ha. Rừng Bà Rịa – Vũng tàu có khoảng 700 loài thực vật gỗ và thân thảo, có nhiều loại gỗ quý hiếm. Trong rừng có 200 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng nguyên sinh hiện nay chỉ còn 2 khu vực ở Bình Châu (Xuyên Mộc) và huyện Côn Đảo. Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển có hệ thống sông hồ dày đặc và hệ sinh thái đặc trưng có thể kết hợp đa chức năng như bảo tồn với du lịch, giao thông như: Sông Dinh, sông Thị Vải, sông Cái mép, sông Cỏ May, sông Chà Vá, , sông Hà Lú, rạch Cây khế và rạch Bà Dài, rạch Bến Đình, hồ Sông Ray, hồ Suối Sậy, hồ Đá Đen, hồ Châu Pha, hồ Đá Bàn, hồ Châu Pha, hồ sông Hỏa, bàu Ngựa, bàu Sình... Trong đó, Sông Dinh là con sông lớn nhất, sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, nơi sâu nhất 25m; Sông Cái Mép làm ranh giới giữa xã Thạnh An (Cần Giờ) và xã Phước Hòa (tỉnh Bà RịaVũng Tàu), từ sông Thị Vải đến cửa Cần Giờ trong vịnh Gành Rái, dài độ 8.500m. Ngoài cửa sông có cù lao Phú Lợi. Tắt ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, dài độ 500m; Sông Thị Vải bắt nguồn từ vùng rừng núi của tỉnh Đồng Nai, đoạn hạ lưu chảy qua huyện Tân Thành, tỉnh Bà RịaVũng Tàu, rồi đổ ra biển ở vịnh Gành Rái, dài khoảng 13.400m. Sông là ranh giới hai huyện Tân Thành (Bà RịaVũng Tàu) và huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... Hệ thống sông hồ của Bà Rịa Vũng Tàu chứa đựng nhiều chức năng như chứa nước, giao thông thủy,...đặc biệt là chứa đựng khu hệ động thực vật thủy sinh và nguồn lợi thủy sản phong phú, chứa đựng những giống loài quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, các bãi đẻ, bãi ương dưỡng cần được bảo vệ. Theo Quyết định 1479/QĐTTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 thì tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bước đầu xác định được 1 khu bảo tồn các vùng nước nội địa, thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một trong những khu vực thể hiện nét đặc trưng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nước ở khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu về ĐNN trên toàn thế giới và ở Việt Nam, ĐNN cửa sông ven biển Đông Nam bộ với những hệ sinh thái ĐNN quan trọng như hệ thống sông, cửa sông ven biển: Sông Đồng Nai, sông Bé, các bàu thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu... cũng được chú trọng hơn nhưng nhìn chung những công trình nghiên cứu vẫn còn chưa nhiều và phần lớn chưa đánh giá tổng quát được hết những đặc trưng cũng như vai trò của các hệ sinh thái ĐNN này. Đặc biêt, vùng cửa sông Đồng Nai thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được xác 6 định là khu vực có độ đa dạng sinh học cao và mức độ ưu tiên bảo tồn là rất cao. Tuy nhiên, vùng này còn ít công trình nghiên cứu đề cập và các hoạt động bảo tồn còn hạn chế, chưa được chú trọng ưu tiên. Những năm gần đ ...