Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021
Số trang: 288
Loại file: pdf
Dung lượng: 23.15 MB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 trình bày tổng quan; tình hình xuất khẩu các mặt hàng; nhập khẩu các nhóm hàng; thị trường xuất nhập khẩu; quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu; hội nhập kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG 2021 nhà xuất bản công thương năm 2022 1 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 2 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG cục xuất nhập khẩu báo công thương 2021 nhà xuất bản công thương năm 2022 3 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 4 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 Lời nói đầu “B áo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021” được hoàn thành với sự tham gia nhiệt tình và đóng góp có hiệu quả của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Hội đồng Biên tập Báo cáo xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã nghiêm túc phối hợp thực hiện nội dung Báo cáo cũng như đưa ra các ý kiến, đề xuất tích cực để hoàn thiện Báo cáo; - Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc cung cấp số liệu để xây dựng Báo cáo; - Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương (Bộ Công Thương) đã chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, biên tập, hoàn chỉnh và phát hành Báo cáo đến tay độc giả; - Các thành viên Hội đồng Biên tập và Ban Thư ký biên tập với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành Báo cáo với đầy đủ nội dung cần thiết, nhanh nhạy trong tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi để xây dựng Báo cáo chất lượng và đáp ứng được các mục tiêu đề ra. “ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn đáp ứng được kỳ vọng của bạn đọc. Hội đồng Biên tập Báo cáo hy vọng nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp thiết thực để có thể xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu hoàn chỉnh hơn trong những năm tới. Xin trân trọng cảm ơn! Hội đồng Biên tập 5 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 6 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 CHƯƠNG I tổng quan 7 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 CHƯƠNG I TỔNG QUAN I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NĂM 2021 1. Bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới 1.1. Những nét chính của tình hình kinh tế thế giới trong năm 2021 Năm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp với nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Nhìn chung, kinh tế thế giới dần hồi phục sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Do việc kiểm soát dịch, cũng như do quy mô và mức độ của các gói hỗ trợ ở các quốc gia khác nhau nên phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Một số nét chính của kinh tế thế giới năm 2021 có thể kể tới: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Từ quý I/2021, các quốc gia mở cửa trở lại sau thời gian dài phong toả khiến nhu cầu hàng hoá tăng mạnh. Các gói kích thích tiền tệ và tài khoá cùng các chương trình tiêm chủng vaccine rộng rãi trên toàn cầu đã góp phần giúp tổng cầu phục hồi và tăng trưởng, kích thích nhập khẩu. Các nước tập trung nhập khẩu các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công nghiệp, công nghệ như chíp bán dẫn, sắt, thép, nhôm, hàng hoá tiêu dùng, y tế, thiết bị điện tử,… Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhanh của nhu cầu tiêu dùng khiến năng lực cung cấp khó đáp ứng, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm hàng hoá và thiếu hụt nguồn nhân lực. Hơn nữa, do thiếu phương tiện vận tải và ảnh hưởng của các biện pháp phong toả, hàng hóa không thể vận chuyển kịp thời và đầy đủ từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và từ nhà phân phối đến người tiêu dùng, gây hệ quả đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể: + Tình trạng khan hiếm hàng hóa: dịch Covid-19 bùng phát ở các quốc gia được coi là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay các quốc gia Đông Nam Á dẫn tới hệ quả nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Khi nguồn cung của hầu hết các chuỗi cung ứng trên thế giới ngừng hoạt động, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ châu Âu, thì nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá cả tăng cao. + Tình trạng thiếu hụt nhân lực: Do tỷ lệ lao động nhiễm Covid-19 không thể đi làm tăng cao và các biện pháp cách ly xã hội được thực hiện để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với tình trạng khủng hoảng lao động. Các yếu tố khác như hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng, trường học đóng cửa,… cũng khiến số lượng lao động đi làm trực tiếp giảm. + Tình trạng khan hiếm container và chi phí vận tải biển tăng cao: Hiện nay, khoảng 90% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển (theo OECD), phần lớn trên các con tàu 8 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 container lớn của các hãng tàu quốc tế với số lượng vào khoảng trên 5.500 chiếc trong năm 2021. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng cao làm gia tăng nhu cầu container. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiệu suất xử lý hàng hoá tại các cảng đều giảm, dẫn đến một lượng khổng lồ containter bị ứ đọng tại các cảng Bắc Mỹ và châu Âu không thể lưu chuyển về châu Á, khiến thời gian quay vòng container tăng vọt. Ngoài ra, năm 2021 lại là năm chứng kiến nhiều sự cố, rủi ro trong vận tải đường biển, chẳng hạn: vụ tàu Ever Given - một trong những con tàu container lớn nhất thế giới bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez vào ngày 23/3/2021 khiến hoạt động giao thông trên tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đình trệ trong 6 ngày, ước tính làm gián đoạn hoạt động thương mại hàng hoá trị giá 9,6 tỷ USD mỗi ngày; hay đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 5/2021 khiến hoạt động vận chuyển tạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG 2021 nhà xuất bản công thương năm 2022 1 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 2 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG cục xuất nhập khẩu báo công thương 2021 nhà xuất bản công thương năm 2022 3 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 4 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 Lời nói đầu “B áo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021” được hoàn thành với sự tham gia nhiệt tình và đóng góp có hiệu quả của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Hội đồng Biên tập Báo cáo xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã nghiêm túc phối hợp thực hiện nội dung Báo cáo cũng như đưa ra các ý kiến, đề xuất tích cực để hoàn thiện Báo cáo; - Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc cung cấp số liệu để xây dựng Báo cáo; - Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương (Bộ Công Thương) đã chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, biên tập, hoàn chỉnh và phát hành Báo cáo đến tay độc giả; - Các thành viên Hội đồng Biên tập và Ban Thư ký biên tập với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành Báo cáo với đầy đủ nội dung cần thiết, nhanh nhạy trong tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi để xây dựng Báo cáo chất lượng và đáp ứng được các mục tiêu đề ra. “ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn đáp ứng được kỳ vọng của bạn đọc. Hội đồng Biên tập Báo cáo hy vọng nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp thiết thực để có thể xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu hoàn chỉnh hơn trong những năm tới. Xin trân trọng cảm ơn! Hội đồng Biên tập 5 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 6 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 CHƯƠNG I tổng quan 7 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 CHƯƠNG I TỔNG QUAN I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NĂM 2021 1. Bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới 1.1. Những nét chính của tình hình kinh tế thế giới trong năm 2021 Năm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến rất nhanh, phức tạp với nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Nhìn chung, kinh tế thế giới dần hồi phục sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Do việc kiểm soát dịch, cũng như do quy mô và mức độ của các gói hỗ trợ ở các quốc gia khác nhau nên phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Một số nét chính của kinh tế thế giới năm 2021 có thể kể tới: Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Từ quý I/2021, các quốc gia mở cửa trở lại sau thời gian dài phong toả khiến nhu cầu hàng hoá tăng mạnh. Các gói kích thích tiền tệ và tài khoá cùng các chương trình tiêm chủng vaccine rộng rãi trên toàn cầu đã góp phần giúp tổng cầu phục hồi và tăng trưởng, kích thích nhập khẩu. Các nước tập trung nhập khẩu các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công nghiệp, công nghệ như chíp bán dẫn, sắt, thép, nhôm, hàng hoá tiêu dùng, y tế, thiết bị điện tử,… Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhanh của nhu cầu tiêu dùng khiến năng lực cung cấp khó đáp ứng, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm hàng hoá và thiếu hụt nguồn nhân lực. Hơn nữa, do thiếu phương tiện vận tải và ảnh hưởng của các biện pháp phong toả, hàng hóa không thể vận chuyển kịp thời và đầy đủ từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và từ nhà phân phối đến người tiêu dùng, gây hệ quả đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể: + Tình trạng khan hiếm hàng hóa: dịch Covid-19 bùng phát ở các quốc gia được coi là công xưởng sản xuất của thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay các quốc gia Đông Nam Á dẫn tới hệ quả nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất phải đóng cửa. Khi nguồn cung của hầu hết các chuỗi cung ứng trên thế giới ngừng hoạt động, cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ châu Âu, thì nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá cả tăng cao. + Tình trạng thiếu hụt nhân lực: Do tỷ lệ lao động nhiễm Covid-19 không thể đi làm tăng cao và các biện pháp cách ly xã hội được thực hiện để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với tình trạng khủng hoảng lao động. Các yếu tố khác như hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng, trường học đóng cửa,… cũng khiến số lượng lao động đi làm trực tiếp giảm. + Tình trạng khan hiếm container và chi phí vận tải biển tăng cao: Hiện nay, khoảng 90% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển (theo OECD), phần lớn trên các con tàu 8 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2021 container lớn của các hãng tàu quốc tế với số lượng vào khoảng trên 5.500 chiếc trong năm 2021. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng cao làm gia tăng nhu cầu container. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiệu suất xử lý hàng hoá tại các cảng đều giảm, dẫn đến một lượng khổng lồ containter bị ứ đọng tại các cảng Bắc Mỹ và châu Âu không thể lưu chuyển về châu Á, khiến thời gian quay vòng container tăng vọt. Ngoài ra, năm 2021 lại là năm chứng kiến nhiều sự cố, rủi ro trong vận tải đường biển, chẳng hạn: vụ tàu Ever Given - một trong những con tàu container lớn nhất thế giới bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez vào ngày 23/3/2021 khiến hoạt động giao thông trên tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đình trệ trong 6 ngày, ước tính làm gián đoạn hoạt động thương mại hàng hoá trị giá 9,6 tỷ USD mỗi ngày; hay đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 5/2021 khiến hoạt động vận chuyển tạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 Kinh tế Việt Nam năm 2021 Xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu Nguyên phụ liệu dệt may Thị trường xuất nhập khẩuTài liệu có liên quan:
-
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
272 trang 60 1 0 -
Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022
8 trang 39 0 0 -
Thương mại Việt Nam những năm qua và triển vọng 2022 2025: Vượt khó, tái thiết và phục hồi
20 trang 38 0 0 -
Cảnh báo rủi ro trong xuất nhập khẩu
3 trang 37 0 0 -
6 trang 29 0 0
-
Xuất khẩu vào EU cảnh giác với hàng rào kỹ thuật
2 trang 28 0 0 -
Tháo gỡ những rào cản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong xuất khẩu rau quả Việt Nam
6 trang 28 0 0 -
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018
242 trang 26 0 0 -
Việt Nam có thể làm gì để tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ TPP
8 trang 24 0 0 -
Bài giảng Chương II: Thuế xuất nhập khẩu
51 trang 22 0 0