Danh mục tài liệu

Bảo hiểm nông nghiệp: Kinh nghiệm áp dụng ở các nước và khả năng áp dụng ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.64 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu và bệnh dịch gây ra. Với vị trí của ngành nông nghiệp và tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế, Việt Nam có thể được coi là một thị trường tiềm năng cho bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm cây lúa nói riêng, bảo hiểm nông nghiệp nói chung là cần thiết và là công cụ hữu hiệu giúp cho người dân giảm bớt tổn thất trong sản xuất, nhưng hiện nay công cụ này chưa thể phổ biến và phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm nông nghiệp: Kinh nghiệm áp dụng ở các nước và khả năng áp dụng ở Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03<br /> <br /> BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG Ở CÁC NƯỚC<br /> VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM<br /> Nguyễn Văn Tạc6<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, thường<br /> xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu và bệnh dịch gây ra. Với vị trí của<br /> ngành nông nghiệp và tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế, Việt Nam có thể được coi<br /> là một thị trường tiềm năng cho bảo hisểm nông nghiệp. Bảo hiểm cây lúa nói riêng, bảo hiểm<br /> nông nghiệp nói chung là cần thiết và là công cụ hữu hiệu giúp cho người dân giảm bớt tổn<br /> thất trong sản xuất, nhưng hiện nay công cụ này chưa thể phổ biến và phát triển. Để có cái<br /> nhìn tổng quan hơn về bảo hiểm nông nghiệp, bài viết nhằm tổng hợp các cơ sở lý luận và<br /> những nghiên cứu thực nghiệm liên quan, từ đó có những kết luận về dịch vụ này.<br /> Từ khóa: Bảo hiểm nông nghiệp, Rủi ro bảo hiểm.<br /> Abstract: Agricultural production is constantly exposed to many risks due to weather,<br /> climate and epidemics. With the position of agriculture and the importance of rice in the<br /> economy, Vietnam can be considered as a potential market for agricultural insurance. Rice<br /> production insurance in particular and agricultural insurance in general is necessary tools to<br /> help people cope with losses in production, but at present this tool is not yet developed. Through<br /> comprehensive review of agricultural insurance programs that have been applied in many<br /> countries, this paper aims to synthesize the theoretical foundations and related empirical<br /> studies, from which conclusions can be drawn.<br /> Keywords: Agricultural insurance, Insurance risk.<br /> <br /> <br /> 1. Giới thiệu<br /> Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, nên thường xuyên<br /> phải đối mặt với nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu và bệnh dịch gây ra. Theo World Bank (2009),<br /> Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia bị thiệt hại nặng nề do thiên tai và dịch bệnh<br /> nghiêm trọng đối với mùa màng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế lên đến 1,5% GDP, hơn 70%<br /> dân số gặp nhiều rủi ro do thay đổi của khí hậu.<br /> Với vị trí và vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế, Việt Nam có thể được coi<br /> là một thị trường tiềm năng cho bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Thực vậy, BHNN ở nước ta<br /> có từ rất sớm, được thực hiện thí điểm đầu tiên vào năm 1982 do Bảo Việt, một Tập đoàn bảo<br /> hiểm Việt Nam tiến hành bảo hiểm cây lúa, mùa màng tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.<br /> Tuy nhiên, kết quả triển khai BHNN ở nước ta còn rất khiêm tốn. Doanh thu từ phí BHNN<br /> <br /> 6<br /> Nghiên cứu sinh Trường Đại học Nam Cần Thơ<br /> <br /> 45<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03<br /> <br /> năm 2010 chỉ đạt gần 2,5 tỷ đồng, chiếm 0,05% tổng doanh thu phí của ngành bảo hiểm phi<br /> nhân thọ. Gần đây nhất, chương trình BHNN theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3<br /> năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013 và thực hiện<br /> tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó bảo hiểm cây lúa được áp dụng tại 7 tỉnh: Nam<br /> Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả đạt được<br /> là số lượng hộ nông dân biết đến BHNN và tham gia BHNN còn rất ít so với tiềm năng (Phạm<br /> Thị Định, 2013).<br /> Kết quả đạt được về BHNN chưa thực sự đáp ứng những kỳ vọng. Nguyên nhân thất bại<br /> là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: sản phẩm chưa phù hợp và không đa dạng; người dân<br /> chưa hiểu biết về rủi ro, chưa từng tham gia bảo hiểm trong sản xuất; các qui định, thủ tục thanh<br /> toán chưa rõ ràng chưa tạo niềm tin, các chính sách nhà nước chưa thực sự hỗ trợ cho người<br /> sản xuất (Phạm Lê Thông, 2013; Phan Đình Khôi, 2015; Lương Thị Ngọc Hà, 2015), sự đối<br /> nghịch trong lựa chọn bảo hiểm, không mang tính cộng đồng và phát sinh rủi ro đạo đức<br /> (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008). Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn manh mún, phân tán, nhận<br /> thức về rủi ro và hiểu biết về BHNN của nông hộ thấp, rủi ro xảy ra thường xuyên và thiệt hại<br /> lớn nên các doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại triển khai (Phạm Thị Định, 2013).<br /> Với vị trí của ngành nông nghiệp và tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế Việt<br /> Nam, BHNN là một trong những công cụ hữu hiệu và cần thiết cho cây lúa hiện nay. Mục tiêu<br /> của bài viết nhằm tổng hợp các cơ sở lý luận và những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến<br /> BHNN, để có cái nhìn tổng quan hơn về BHNN và từ đó có những đề xuất giải pháp góp phần<br /> phát triển dịch vụ bảo hiểm cây lúa ở ĐBSCL.<br /> 2. Cơ sở lý thuyết<br /> 2.1. Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp<br /> Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1964). Theo Lê Khương Ninh<br /> (2015), rủi ro là đề cập đến sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kết quả kỳ vọng của các<br /> hoạt động mang tính chất không chắc chắn. Rủi ro nông nghiệp liên quan đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: