Danh mục

Bảo hộ chỉ dẫn địa tại thị trường nước ngoài - Bài học kinh nghiệm từ vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 770.63 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ quả Vải được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, bài viết phân tích cơ sở pháp lý trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vải thiều (Lục Ngạn) Bắc Giang; những cơ hội và thách thức đặt ra đối với sản phẩm quả Vải thiều và các sản phẩm nông sản khác trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc bảo hộ các sản phẩm nông sản khác tại Nhật Bản nói riêng và một số quốc gia khác nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ chỉ dẫn địa tại thị trường nước ngoài - Bài học kinh nghiệm từ vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang 10. BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA TẠI THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VẢI THIỀU LỤC NGẠN BẮC GIANG PROTECTION OF GEOGRAPHICAL INDICATION IN FOREIGN MARKETS – LESSONS FROM BAC GIANG LYCHEE Vũ Thị Hương1 TÓM TẮT: Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm nông sản đầu tiêncủa Việt Nam chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra nhiều cơhội, thách thức trong việc bảo hộ các sản phẩm nông sản khác của Việt Nam tại nướcngoài. Xuất phát từ quả Vải được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, bài viết phântích cơ sở pháp lý trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vải thiều (Lục Ngạn) Bắc Giang;những cơ hội và thách thức đặt ra đối với sản phẩm quả Vải thiều và các sản phẩmnông sản khác trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài. Từ đó, rút ra một số bàihọc kinh nghiệm trong việc bảo hộ các sản phẩm nông sản khác tại Nhật Bản nóiriêng và một số quốc gia khác nói chung. Từ khoá: Vải thiều, bảo hộ, chỉ dẫn địa lý, Lục Ngạn, nông sản ABSTRACT: Luc Ngan (Bac Giang) lychee is the first agricultural produce ofVietnam to be officially protected under geographical indication in Japan, opening upmany opportunities as well as challenges in protection of other agricultural producesof Vietnam in foreign countries. Starting from the lychee which is grantedgeographical indication protection in Japan, the article analyzes legal grounds forgeographical indication protection for Luc Ngan (Bac Giang) lychee; opportunitiesand challenges to lychee as well as other agricultural produces in geographicalindication protection in other countries. Therefore, lessons are drawn for theprotection of other agricultural produces in Japan in particular and in other countriesin general. Key words: Lychee, protection, geographical indication, Luc Ngan, produce1 TS., Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: huongvt@hul.edu.vn 1301. Khái quát chung về chỉ dẫn địa lý và điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý Thứ nhất, điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Thuật ngữ Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indication viết tắt IG) được ghi nhậnchính thức tại khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPS với ý nghĩa là “những chỉ dẫn vềhàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ một khu vực hay địaphương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu doxuất xứ địa lý quyết định”. Quy định trên đây của TRIPS đề cập đến ba tiêu chí: (1)Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý; (2) Hàng hóa mang chỉ dẫn địalý phải bắt nguồn từ lãnh thổ hoặc từ khu vực, địa phương thuộc lãnh thổ đó; (3)Hàng hóa có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính nhờ xuất xứ địa lý quyết định. Theo Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quy định chỉdẫn địa lý bao gồm những điểm sau: (1) Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng đối với hànghóa có nguồn gốc địa lý cụ thể, có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính chủ yếudo nơi xuất xứ mang lại; (2) Tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý,nó thường bao gồm tên địa danh thuộc một vùng địa lý, có điều kiện khí hậu tự nhiênđặc trưng mang lại chất lượng của sản phẩm; (3) Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý khôngchỉ giới hạn cho các sản phẩm khác do con người sản xuất bằng kỹ năng và truyềnthống đặc thù gắn với nơi sản xuất sản phẩm của mình. Thứ hai, theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùngđể chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụthể”. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Điều 79 quy định “1. Sản phẩm mang chỉdẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nướctương ứng với chỉ dẫn địa lý; 2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chấtlượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnhthổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”. Đồng thời phải khôngnằm trong danh mục sản phẩm thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩachỉ dẫn địa lý tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ: (1) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành têngọi chung của hàng hóa ở Việt Nam; (2) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nướcđó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sửdụng; (3) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, 131nếu việc sửu dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốcsản phẩm; (4) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địalý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, có thể thấy định nghĩa trên chỉ cần thoả mãn hai tiêu chí: Chỉ dẫn địa lý lànhững chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý; và hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từlãnh thổ hoặc từ khu vực, địa phương thuộc lãnh thổ đó. - Tiêu chí về chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính nhờ xuất xứ địa lý quyết địnhkhông đề cập tại khoản 22 Điều 4 Luật SHTT hiện hành mà được đề cập tại Điều 79 quyđịnh điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ. Như vậy, theo Luật SHTT chỉ dẫn địalý và chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hai khái niệm khác nhau. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộphải thoả mãn các điều kiện sau: + Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; + Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếudo điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉdẫn địa lý đó quyết định. Thứ ba, theo pháp luật Nhật Bản - Thuật ngữ chỉ dẫn địa lý bảo vệ tên của sản phẩm là tài sản trí tuệ mà chất lượng,danh tiếng và các đặc điểm đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: