Danh mục tài liệu

Bảo tồn lối sống nông nghiệp truyền thống và phát triển du lịch nông nghiệp ở làng Trà Quế (Hội An, Quảng Nam)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.60 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung vào các đặc điểm và hoạt động của “lối sống nông nghiệp” vẫn hiện được bảo tồn khá nguyên vẹn trong cộng đồng cư dân làng Trà Quế (Hội An, Quảng Nam). Từ đó, nghiên cứu bước đầu đánh giá mức độ phát triển “du lịch nông nghiệp”, xác định mức độ tham gia của khách du lịch và mức độ hài lòng của họ đối với nông nghiệp truyền thống ở làng rau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn lối sống nông nghiệp truyền thống và phát triển du lịch nông nghiệp ở làng Trà Quế (Hội An, Quảng Nam)BẢO TỒN LỐI SỐNG NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở LÀNG RAU TRÀ QUẾ (HỘI AN, QUẢNG NAM) Hà Văn Trung1, Nguyễn Thị Vĩnh Linh2 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào các đặc điểm và hoạt động của “lối sốngnông nghiệp” vẫn hiện được bảo tồn khá nguyên vẹn trong cộng đồng cư dân làng TràQuế (Hội An, Quảng Nam). Từ đó, nghiên cứu bước đầu đánh giá mức độ phát triển “dulịch nông nghiệp”, xác định mức độ tham gia của khách du lịch và mức độ hài lòng củahọ đối với nông nghiệp truyền thống ở làng rau này. Phương pháp chính được chúng tôisử dụng trong nghiên cứu là phương pháp điền dã, phỏng vấn, khảo sát và xử lý số liệu.Bảng khảo sát được thực hiện trên 71 hộ gia đình và 100 khách du lịch tại làng rau TràQuế (Hội An, Quảng Nam). Sau đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 20 hộ gia đìnhvà 03 nhóm khách du lịch để xác thực dữ liệu. Kết quả cho thấy sự đa dạng và đặc điểmriêng biệt của lối sống nông dân Trà Quế đã ảnh hưởng đáng kể đến sự tham gia và sựhài lòng của khách du lịch. Vì thế, chính quyền và người dân địa phương nên quan tâmnhiều hơn đến việc bảo tồn và phát huy hơn nữa phương thức nông nghiệp truyền thống- yếu tố quan trọng đối với tiềm năng tăng trưởng du lịch nông nghiệp bền vững ở làngrau Trà Quế trong tương lai. Từ khoá: du lịch nông nghiệp, lối sống nông nghiệp, Trà Quế. 1. Mở đầu Du lịch nông nghiệp hiện đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc giatrên thế giới. Xu hướng này không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế (đặc biệt là chokhu vực nông thôn) mà còn góp phần giữ gìn tốt môi trường sinh thái. Làng rau Trà Quế(Hội An) với lịch sử phát triển lâu đời, là một trong những điểm du lịch nông nghiệp tiêubiểu của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, dù có khá nhiều tiềm năng để khai thác du lịchnông nghiệp nhưng hiện tại phần lớn các chương trình ở Trà Quế chỉ dừng lại ở việc thiếtlập các chương trình tham quan, quan sát các công đoạn sản xuất rau đơn thuần. Vì vậy,thông qua nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích đặc trưng và cách thức bảo tồnlối sống nông nghiệp ở làng Trà Quế cũng như đánh giá mức độ khai thác du lịch nôngnghiệp ở làng rau này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đưa ra kết luận bước đầu về việc: Lốisống nông nghiệp truyền thống nên được bảo tồn và phát huy như thế nào để thu hút dukhách đến với loại hình du lịch nông nghiệp ở Trà Quế trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi chủ yếu áp dụng phươngpháp nghiên cứu định lượng và định tính để thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp vàquan sát trực tiếp. Thông tin định tính hỗ trợ cho dữ liệu định lượng được thu thập bằng1. Thạc sĩ, Đại học Vũ Hán (Trung Quốc)2. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 111BẢO TỒN LỐI SỐNG NÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN...bảng câu hỏi, trong khi dữ liệu định tính được thu thập bằng các cuộc phỏng vấn bán cấutrúc (SSI) và quan sát. 2. Nội dung 2.1. Bảo tồn lối sống nông nghiệp truyền thống ở làng Trà Quế (Hội An, QuảngNam) Là một làng rau nổi tiếng ở Hội An, đến nay, người Trà Quế vẫn lưu giữ các tri thứctruyền thống liên quan đến hoạt động canh tác nông nghiệp. Về phân bón, người Trà Quế chủ yếu sử dụng phân hữu cơ được làm từ phân củađộng vật (trâu, bò, lợn, gà, v.v.). Họ dùng rơm, rạ, cỏ khô, lá cây, bỏ vào chuồng gia súc(chuồng lợn, chuồng bò), lâu ngày để gia súc giẫm đạp. Sau đó, họ trộn chúng với bộtvôi, ủ càng lâu càng tốt. Ngoài ra, bánh dầu lạc (phần còn lại của hạt lạc sau khi khai thácdầu) cũng được dùng làm phân hữu cơ quý cho cây trồng. Bên cạnh đó, dân làng còn tậndụng lượng tảo và rong dồi dào từ sông Cổ Cò như một loại phân hữu cơ để giúp tăngchất dinh dưỡng và mùi thơm cho rau, giảm sâu bệnh, giữ độ phì nhiêu của đất... Để thích ứng với hạn hán và lũ lụt, người dân địa phương đã học cách đắp rãnhthủy lợi, làm bàn đạp nước để bơm nước lên vùng thượng nguồn. Đáng chú ý, địaphương đã xây dựng hệ thống ao chứa nước ngầm và nước mưa để giải quyết tình trạngthiếu nước vào mùa khô. Công cụ sản xuất nông nghiệp của người Trà Quế cũng khá đa dạng gồm: Côngcụ làm đất như trâu, bò kéo cày; trâu, bò kéo bừa, cào, cuốc, ...; Dụng cụ cắt và, dụng cụthu hoạch: liềm cầm tay, cưa liềm cầm tay; móc gặt v.v ...; Dụng cụ tưới nước: bình tướitre, vòi tưới, thùng nước, v.v ...; và một số nông cụ khác như: nông cụ nĩa dài, nĩa cầmtay, rổ tre, xe cút kít, v.v. Dụng cụ làm rau hầu hết do nông dân địa phương sản xuất vì đặc thù riêng và rấtkhó tìm mua ở chợ. Có khoảng 20 công cụ trồng rau khác nhau và được phân thành 4nhóm: Nhóm công cụ xới đất: cuốc, cào, rựa, liềm cầm tay v.v ...; Nhóm công cụ gieo trồng: cuốc chĩa, gióng, rổ tuyến, đón gánh, r ...

Tài liệu có liên quan: