Danh mục tài liệu

Bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kỳ phong kiến và bài học kinh nghiệm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.11 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kỳ phong kiến và bài học kinh nghiệm nghiên cứu những quy định và biện pháp đảm bảo thực hiện quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kỳ phong kiến nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nhiệm đối với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển bền vững, bảo vệ con người trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kỳ phong kiến và bài học kinh nghiệm Bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời kỳ phong kiến và bài học kinh nghiệm Trần Hồng Nhung* Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2022. Tóm tắt: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong sạch, vữngmạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước giai đoạn2021-2030 là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Để đạt đượcmục tiêu đó, việc bảo vệ quyền của nhóm yếu thế cần được chú trọng và nâng cao hiệu quả thực thi trênthực tế. Bài viết nghiên cứu1 những quy định và biện pháp đảm bảo thực hiện quyền của nhóm yếu thế ở Việt Namthời kỳ phong kiến nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nhiệm đối với công cuộc xâydựng nhà nước pháp quyền, phát triển bền vững, bảo vệ con người trong bối cảnh hiện nay. Từ khoá: Bảo vệ quyền, nhóm yếu thế, thời phong kiến. Phân loại ngành: Luật học Abstract: Building and perfecting a socialist rule of law state that is clean, strong, lean, effective andefficient, serving the people and for the development of the country in the period 2021-2030 is one of theimportant contents in the Resolution of the 13th Party Congress. To achieve that goal, the protection of therights of disadvantaged groups needs to be focused and effectively improved in practice. The article studiesregulations and measures to ensure the exercise of rights of the disadvantaged group in Vietnam during thefeudal period to point out some contemporary values, lessons learned for the construction of the legal staterights, sustainable development, and human protection in the current context. Keywords: Rights protection, disadvantaged groups, feudal times. Subject classification: Jurisprudence 1. Mở đầu Những năm gần đây, ở Việt Nam, việc xây dựng và thực thi pháp luật về đảm bảo quyền con người,quyền công dân được tăng cường và chú trọng hơn, đặc biệt thông qua việc xây dựng và thực thichiến lược cải cách tư pháp, hướng đến một nền tư pháp phục vụ nhân dân, vì nhân dân đáp ứngyêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã cho thấy những nỗ lực của Đảng và Nhà nướcta. Với quan điểm “không ai bị bỏ lại phía sau”, Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợicho các nhóm yếu thế tham gia vào các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luậtViệt Nam vẫn còn tồn tại những khoảng trống pháp lý và hạn chế trong việc thực thi pháp luật vềbảo đảm quyền của nhóm yếu thế, đặc biệt đối với phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tậtvà trẻ em là những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Trong nỗ lực tìm kiếm những giải pháp để khắcphục những khoảng trống và hạn chế trong bảo đảm quyền của nhóm yếu thế, việc quay về lịch sử,tìm hiểu những quy định và kinh nghiệm của cha ông ta trong việc bảo vệ quyền lợi cho những* Đại học Luật Hà Nội.Email: nhungshl2022@gmail.com1 Nghiên cứu là sản phẩm đề tài cấp cơ sở “Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam và những giá trịtham khảo”, mã số ĐTCB 07/21- ĐHLHN do Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì, TS. Trần Hồng Nhung làm chủnhiệm.78 Trần Hồng Nhungđối tượng có địa vị, thân phận và hoàn cảnh sống bất lợi, khó khăn trong xã hội là một việc làmthiết thực. Mặc dù trong thời kỳ phong kiến những quy định pháp luật chưa thể đạt đến việc bảo vệquyền của con người theo khái niệm hiện nay, nhưng ở những mức độ nhất định, việc quan tâm bảovệ những đối tượng đặc biệt đó đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách của nhà nước,thể hiện tính gần dân, thân dân của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, là những giá trị mang tínhgợi mở cho việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật nói chung và chính sách đối với ngườiyếu thế nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 2. Khái quát những quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam về bảo vệ quyền củanhóm yếu thế 2.1. Khái niệm nhóm yếu thế trong pháp luật phong kiến Việt Nam Theo quan niệm hiện nay, ở cách hiểu chung nhất, nhóm yếu thế là những người mà trongnhững hoàn cảnh giống nhau khi tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ lao động, quan hệ phápluật, họ luôn gặp những bất lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh. Nóicách khác, những đối tượng này phải thực hiện theo một cách hoàn toàn bất lợi với họ trong quanhệ đó. Những tiêu chí xác định nhóm yếu thế rất khác nhau: xuất phát từ giới tính, tuổi tác, từnhững khiếm khuyết, hạn chế về thể chất, tâm thần… như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo,người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi… Ngoài ra, việc xác định nhóm người nhấtđịnh, chủ thể nhất định là yếu thế cần c ...

Tài liệu có liên quan: