Danh mục tài liệu

Bắp chà

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.40 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.). Tên khoa học Hibiscus éculentus L. (Albelmoschus esculentus Wight et Arn.). Thuộc họ Bông Malvaceae. A. Mô tả cây Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân có lông dài và cứng. Lá hình tim, răng cưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏ tía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to. Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thànhống....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bắp chà Bắp chà Còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê (T.Q.). Tên khoa học Hibiscus éculentus L. (Albelmoschus esculentus Wight etArn.). Thuộc họ Bông Malvaceae. A. Mô tả cây Cây thuộc thảo, sống hằng năm, thân có lông dài và cứng. Lá hình tim, răngcưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằmrạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏtía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to. Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thànhống. Quả hình thoi, dài 10cm hay hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với rãnh dọctrên mặt quả. Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn. B. Phân bố, thu hái và chế biến Trồng khắp nơi ở Việt Nam nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Còn thấy ởnhiều nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng quả già, hạt và rễ tươi hay phơi khô làm thuốc. C. Thành phần hoá học Quả non chứa 4 đến 16% chất hydrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột vàđường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy. Hạt chứa 15 đến 22% chất dầu béo lỏng, màu vàng xanh lục, mùi thơm,thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và setearin. Khô dầu rất nhiều proteindùng làm thức ăn cho gia súc. Rễ và lá chứa chất nhầy. D. Công dụng và liều dùng Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và cóvị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiệnkhó khăn. Rễ và lá thái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngàyuống 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng. Ngoài công dụng làm thuốc, hạt và rễ còn được còn dùng làm chất dínhtrong nghề làm giấy, hạt chín phơi khô rang lên pha uống như cà phê. Cây bã thuốc Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc Còn gọi là sang dinh (Mèo). Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall. Thuộc họ Lôbêli Lobeliaceae. A. Mô tả cây Cỏ khoẻ, sống dai, cao 1-2m, thân nhẵn, phân nhánh ở ngọn. Lá nhẵn, hình mác, mép có răng cưanhỏ dài 10-20cm, rộng 1-3cm. Bấm lá có nhựa mủ. Hoa trắng, rất nhẵn và rấtnhiều mọc thành chùm ở đầu thân và đầu cành. Quả hình cầu, đường kính 7-10mm. Rất nhiều hạt nhỏ màu vàng nhạ, hình trứng dẹt. Mùa hoa quả, tháng 5-7. B. Phân bố, thu hái và chế biến Cây mọc hoang dại ở những vùng cao lạnh miền Bắc nước ta như Sapa, MùCăng Chải (Lào Cai). Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Lào. Người ta thường dùng mủ tươi của là hoặc thu hái lá tươi vào mùa hạ haymùa thu. C. Thành phần hoá học Toàn cây và lá chứa lobelin, một ancaloit có công thức C22H27O2N-cisdiphenyl 8,10 lobelinonol: Với liều nhỏ lobenlin kích thích hệ thần kinh trung ương và tác động trênhàng vào trung tâm hô hấp. Với liều điều trị, lobelin tăng tần số và biên độ vận động hô hấp. Nó còn cótác dụng tăng huyết áp do giải phóng adrenalin. D. Công dụng và liều dùng Cây có chất độc. Dùng phải hết sức cẩn thận. Trong nhân dân, người ta dùng lá giã nát hay bấm lá tươi lấy nhựa bôi lênnhững nhọt mủ, những nơi áp xe, sưng tấy. Ngày 2 đến 3 lần. Có thể dùng làm nguyên liệu chiết lobelin dùng chữa hen và long đờm.Lobelin là một chất được dùng trong cấp cứu đối với những trường hợp khó thở vàngừng thở của trẻ em mới đẻ, giải độc đối với ngộ độc đường hô hấp (nhưng lạiphản chỉ định trong trường hợp ngạt thở do ngộ độc clorofoc). Tại nhiều nướcngười ta dùng thay thế cây labeli (Lobelia ìnlanta) làm thuốc chữa hen và longđờm hoặc dùng riêng hoặc phối hợp với cà độc dược và ephedrin. Bột khô với liềudùng 0,05 đến 3g.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: