Danh mục tài liệu

BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.37 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường ĐH Y dược Huế 4.2. Bệnh còi xương sớm ở trẻ 90% trẻ được nghi ngờ hạ Ca++ máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D (Kỳ 3) BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D (Kỳ 3) Bộ môn Nhi Trường ĐH Y dược Huế 4.2. Bệnh còi xương sớm ở trẻ < 6 tháng: Gặp nhiều ở nước ta. Nguyênnhân do mẹ kiêng không cho trẻ ra ngoài sáng nên thiếu vitamin D, chế độ ăn củamẹ sau sinh lại kiêng khem thiếu các chất giàu Ca. Các triệu chứng đầu tiên xuấthiện từ tuần thứ 2. 4.2.1. Tình trạng hạ Ca++ máu: luôn có và là triệu chứng báo động. Trẻtăng kích thích thần kinh cơ. - Dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình. - Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản. - Khi bú: sữa gây co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành làm trẻnấc cụt. - Nghiệm pháp gây cơn khóc co thắt thanh quản (spasme du sanglot): rấtnhạy nhất là đối với trẻ < 3 tháng và dương tính ở > 90% trẻ được nghi ngờ hạCa++ máu. - Ca++ máu giảm sớm và thường ở mức độ nhẹ, 3-4 mEq/l, một số ít cóbiểu hiện cơn Tétanie với Ca++ máu < 3 mEq/l. Sau điều trị vitamin D, Ca++ máunhanh chóng trở về bình thường. 4.2.2. Biến dạng xương: chủ yếu ở hộp sọ: hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thếnằm. Bướu trán, bướu đỉnh. Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô raphía trước so với xương hàm dưới. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ cóbiến dạng lồng ngực, cột sống và các chi như thể cổ điển. 4.2.3. Giảm trương lực cơ và thiếu máu thường nhẹ hơn thể cổ điển, nhiềukhi không có nếu điều trị sớm. 4.2.4. Phospho máu thường không giảm hoặc giảm ít và muộn sau 3 thángtuổi vì chức năng tái hấp thu của thận chưa bị ảnh hưởng. Phosphatase kiềm tăngnhanh và sớm như trong thể cổ điển. 4.2.5. X quang xương cổ tay, cổ chân không có hình ảnh điển hình như ởthể cổ điển, không có hình ảnh khoét đáy chén. 4.3. Bệnh còi xương bào thai: Nhu cầu Ca và vitamin D tăng gấp 3 ở phụ nữ mang thai để cung cấpcho bào thai, nhất là trong quý 3 của thai kỳ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, đathai. Trước sinh, thai cử động yếu. Sau đẻ, bệnh được gợi ý nếu trẻ có thóp rộng4-5 cm đường kính (bình thường 2-3 cm). Các mảnh xương sọ rời do bờ rìa chưađược vôi hoá. Ấn lõm hộp sọ “craniotabès”. - Trẻ có tình trạng hạ Ca++ máu, có thể nặng gây ngừng thở từng cơn, hoặcnhẹ gây cơn khóc “dạ đề”, hay ọc sữa, nấc cụt sau bú và đi phân són. 5. Chẩn đoán còi xương tại cộng đồng: Trong điều kiện thực địa kết luận còi xương khi có ít nhất 2 trong số cáctriệu chứng sau đây: chuỗi hạt sườn, to đầu chi, mềm hộp sọ, biến dạng đặc biệt ởlồng ngực (lồng ngực hình ức gà, chuỗi hạt sườn, rãnh Harrison) kèm theo giảmtrương lực cơ. 6. Điều trị: 6.1. Nguyên tắc điều trị: Hướng dẫn và tuyên truyền cho bà mẹ: - Cải thiện dinh dưỡng: cho thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá (3 thìatrà dầu cá cung cấp 3000 UI vitamin D), bơ, gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sungvitamin D. - Điều trị tiêu chảy và tiêu chảy phân mỡ. - Bảo đảm tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời. 6.2. Điều trị đặc hiệu: 6.2.1. Còi xương cổ điển: Liều điều trị vitamin D 5000 đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần. Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổchân, đầu xương bị khoét hình đáy chén. Sau 2-3 tuần điều trị chụp kiểm tra lại: - Nếu có hình ảnh đường viền của giai đoạn phục hồi, chuyển sang liềuphòng bệnh: 400 đv/ngày. - Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị thêm vài ngày. - Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các chất, không cần thêmthuốc có Ca. 6.2.2. Còi xương sớm: cho cả vitamin D và Ca. - Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày (3-4 tuần, sau đó chuyển sang liều phòngbệnh 400 đv/ngày liên tục cho đến tuổi biết đi không cần kiểm tra xương nhưtrong thể cổ điển. - Đối với trẻ bú mẹ: nên kiểm tra Ca++ máu của mẹ và khuyên mẹ khôngkiêng cữ trong chế độ ăn. Nếu Ca++ máu của mẹ giảm, cho mẹ uống Gluconatehoặc lactate Ca 2g/ngày cho đến khi Ca++ máu trở về bình thường. Nếu Ca++máu của trẻ giảm (Ca huyết thanh < 7.0 mg/dl hay Ca++ < 3,5 mg/dl): + Cho Calcium gluconate 10% liều 1-2 ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm, theodõi ECG nếu có. Duy trì bằng chuyền tĩnh mạch liều 4-6 ml/kg/ngày (36-54mEq/kg/ngày). Nếu cần có thể lặp lại như trên lần thứ 2. + Duy trì: cho Ca đường uống 75 mg/kg/ngày chia đều 4 lần 6.2.3. Còi xương bào thai: cũng điều trị như thể sớm nhưng cần chú ý tìnhtrạng hạ Ca++ máu có thể nặng. Cần kiểm tra Ca ++ máu của mẹ và điều trị nhưtrên. 7. Phòng bệnh: Muốn phòng chống tốt bệnh còi xương do thiếu vitamin D, chúng ta cầngiáo dục cách nuôi con theo khoa học bao gồm: 7.1. Giáo d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: