
BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH (Chuyên viên Dinh dưỡng) TÌNH HÌNH CÒI XƯƠNG CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Bệnh còi xương có thể định nghĩa là một bệnh lý phát triển của bộ xương, ảnhhưởng đến chiều cao của trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng. Trong giai đoạn này, khi mộttrẻ bị còi xương thì mô hình sụn tiếp tục phát triển nhưng không gắn được phosphat calcinên xương không cứng, không dài ra được và sẽ xuất hiện đầy đủ các triệu chứng sauđây: Thường thấy ở những trẻ thiếu vitamin D (cũng có khi thiếu cả Ca và P) do ở trongnhà ít được cho ra ánh sáng thiên nhiên, với những dấu hiệu chậm phát triển chủ yếu trênbộ xương, nhưng cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng quát: - Chậm phát triểnchiều cao. - Sau 6 tháng vòng đầu còn lớn hơn vòng ngực. - Chán rô, các xương sọ nởphía trên dưới áp lực phát triển của não. - Lồng ngực có rãnh Harrison dưới áp lực pháttriển của các phủ tạng bên trong lồng ngực và biểu hiện chuỗi tràng lồng ngực (= sụnnổi cục lên đầu các xương sườn). - Ðầu xương ống cần tay, cẳng chân phình ra rõ, do sụnđầu xương ống phát triển hơn. - Sau 1 tuổi đi chân chữ bát, chân vòng kiềng, là cáctriệu chứng kinh điển hãy còn gặp tại các phòng khám. - Thiếu máu do xương kém pháttriển thì tủy xương cũng chậm trễ trong chức năng tạo máu. - Cơ bắp bị nhão, thành bụngyếu khiến bụng ỏng dưới áp lực phát triển của phủ tạng bên trong đẩy ra. - Ít khi thiếuđến độ hạ calci-huyết gây co giật. - Tuy nhiên nhiều khi chỉ có những dạng nhẹ, mạn tínhvà thông thường nhất là chiều cao /tuổi... dưới 2 độ lệch chuẩn. Chẳng hạn ở TPHCM,Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trong các cuộc điều tra về chiều cao mấy năm gần đây(1999-2002) trên trẻ 0-5 tuổi đã tạm kết luận như sau: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) mãntính giảm xuống một cách có ý nghĩa: từ 14,9% (1999) xuống 11,3% (2000) và còn 8,9%(2001). Ðây thật sự là một biểu hiện tích cực và phấn khởi trong công tác phòng chốngSDD vì kết quả đã cho thấy tầm vóc trẻ đang dần được cải thiện. Kết quả điều tra qua 3năm cho thấy trẻ phát triển chiều cao chậm so với tốc độ phát triển của quần thể thamkhảo thuộc Trung tâm quốc gia Thống kê y tế Mỹ (NCHS) từ sau 37 tháng. Như vậy, cầnlưu ý đến dinh dưỡng của trẻ ở lứa tuổi này để giúp trẻ có điều kiện phát triển tối đa chiềucao. Nhất là trong năm đầu, vì có thể nguyên nhân là do thiếu sữa mẹ. (Xem bảng). Trên5 tuổi, theo chuẩn quốc tế, tỷ lệ SDD thấp lùn ở cả nam lẫn nữ không được khả quan vìtăng lên theo tuổi. Tỷ lệ SDD và thừa cân theo giới, tuổi và địa dư: (nhấn vào đây...) - Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao thiên về: phái nữ, sống ở ngoại thành, kinhtế thấp, số con trong gia đình trên 2... - So sánh với hằng số sinh học người Việt Nam năm 1975 (chiều cao trung bìnhcủa nam trưởng thành là 160cm và nữ là 150cm) thì chiều cao trung bình của ngườitrưởng thành thành phố năm 2001 cao hơn 4,4cm ở nam và 3 cm ở nữ. - So sánh với sốliệu Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2000 (namcao 162,3cm; nữ cao 152,3cm) thì tầm vóc của người trưởng thành thành phố năm 2001(nam 164,7cm; nữ 153,1cm) cũng có sự cải thiện khả quan hơn. Ðó là một dấu hiệu đángmừng vì theo quy luật sinh học chung, một khi nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ,thì cứ khoảng 10 năm, chiều cao trung bình của người trưởng thành sẽ tăng thêm 1-2 cm.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN TIẾN TRÌNH HẤP THU CALCI Người ta chú trọng tới tiến trình hấp thu calci khi thiết kế những công thức sữahay bột dinh dưỡng nhằm thay thế sữa mẹ cho những trẻ không có may mắn được bú mẹtrong năm đầu. Tuy nhiên không phải cứ cung cấp nhiều là trẻ hấp thu được hết. Khả năng hấp thucó hạn và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong bữa ăn, cữ bú. Ðáng kể nhất là việchấp thu chất béo, tiêu hóa và hấp thu đường lactose, tỷ lệ Calci/Phốt -pho, nồng độ menPhosphatase kiềm, đủ sinh tố D. Thành phần chất béo cần mô phỏng sao cho giống nhưtrong sữa mẹ thì mới dễ hấp thu: có hàm lượng chất béo dạng no như trong mỡ và bơ,dầu dừa, dầu cọ dưới 7%, loại có 1 nối đôi như trong dầu ô-liu hay đậu phộng chừng10%, và dưới 10% còn lại là loại dầu có nhiều acid béo loại thiết yếu như trong dầu đậunành, dầu hướng dương, dầu bắp v.v... Trong các loại chất béo no đáng chú ý là loại cóchuỗi dài vừa phải (medium chain triglycerides MCT) và loại có độ dài rõ rệt nhưng cócấu trúc phân tử cân đối vì chúng dễ hấp thu. Chất béo có hấp thu tốt thì calci cũng mớihấp thu tốt. Những trẻ bị đi cầu ra phân mỡ, đương nhiên là do thiếu hấp thu Calci Có đủmen lactase để tiêu hóa đường lactose thì mới hấp thu được calci. Dạng chất xơ khi ăndặm, nếu lạm dụng chất xơ không hòa tan, có khả năng mất đi calci theo phân, dưới dạngphytat calci. Cung cấp Phốt-pho theo tỷ lệ Ca/P = 1,5-2. Nồng độ men Phosphatase kiềmtrong máu: nằm trong giới hạn bình thường từ 20-30 đơn vị King - Armstrong. Trên mứcnày là không hấp thu, không giữ được Calci trong cơ thể dẫn đến dễ còi xương. Dùngvitamin D dưới dạng thuốc bổ và cho em bé ra ngoài trời chừng 1/2 giờ/ngày để đượchưởng các tia cực tím trong ánh sáng thiên nhiên, đây có thể xem là một nguồn vitamin Dtự nhiên vì nhờ đó mà vitamin D mới được hoạt hóa. Hiện nay vitamin D được coi là có chức năng của một hormone, điều khiển từ xanhiều cơ quan, bộ phận thông qua hệ tuần hoàn và đặc biệt là trên tiến trình hấp thu Ca &P ở ruột, huy động các khoáng chất này cốt hóa sụn thành xương. Hormone tuyến phógiáp trạng và giáp trạng (Calcitonin) tham gia điều hòa nồng độ Ca trong máu và cũngảnh hưởng đến sự hấp thu Calci một cách gián tiếp. Tuy nhiên, khi lượng đạm ăn vào quá cao - Ca có thể bị bài xuất ra nước tiểu: Khinạp vào > 100g chất đạm/ ngày kèm với quá ít Ca cũng có thể bị bở xương và hư răng vìthiếu Ca. Tuy nhiên cung cấp calci là một chuyện, ngoài ra còn phải chú ý tới vấn đề hấpthu thì mới mong đáp ứng được nhu cầu cơ thể. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Y tế sức khỏe Sức khỏe trẻ em Bệnh thường gặp ở trẻ em Sức khỏe phụ nữ Bệnh còi xương ở trẻ emTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Ebook Cẩm nang chăm sóc sức khỏe phụ nữ: Phần 2
63 trang 58 0 0 -
Báo cáo: Tổng quan quốc gia về nhân lực y tế Việt Nam
60 trang 54 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 48 0 0 -
Phương pháp Chăm sóc trẻ tự kỷ
5 trang 44 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 44 0 0 -
5 trang 43 0 0
-
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 43 0 0 -
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 trang 42 0 0 -
Càng bị rầy la, trẻ con càng bướng
4 trang 42 0 0 -
Tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và gợi ý chính sách
10 trang 42 0 0 -
4 trang 42 0 0
-
Báo cáo ca bệnh: Hội chứng gan phổi ở trẻ xơ ga
5 trang 41 0 0 -
Xử trí 'sự cố' khi trẻ chỉnh răng
5 trang 40 0 0