thường có amiđan sưng to, có xuất tiết, và họng đỏ rực. Tuy nhiên, 2/3 bệnh nhi có họng đỏ nhẹ mà không sưng amiđan và không có xuất tiết. Các hạch cổ sưng sớm và đau. Sốt kéo dài từ 1- 4 ngày, một số ít có thể kéo dài 2 tuần. Triệu chứng gợi ý nhất là sự viêm tấy đỏ lan tỏa ở vùng amiđan và trụ trước, trụ sau amiđan với những điểm xuất huyết trên vòm khẩu cái mềm. Các triệu chứng này cũng có thể gặp trong VHC do virus. Ngoài ra, VHC do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học nhi khoa part 5thường có amiđan sưng to, có xuất tiết, và họng đỏ rực. Tuy nhiên, 2/3 bệnh nhicó họng đỏ nhẹ mà không sưng amiđan và không có xuất tiết. Các hạch cổ sưngsớm và đau. Sốt kéo dài từ 1- 4 ngày, một số ít có thể kéo dài 2 tuần. Triệu chứnggợi ý nhất là sự viêm tấy đỏ lan tỏa ở vùng amiđan và trụ trước, trụ sau amiđanvới những điểm xuất huyết trên vòm khẩu cái mềm. Các triệu chứng này cũng cóthể gặp trong VHC do virus. Ngoài ra, VHC do LCK ít khi kèm theo viêm kết mạc,ho, khản tiếng. Nếu có từ hai triệu chứng vừa kể trở lên thì có thể do virus.- Biến chứng:+ Nếu do virus, rất ít khi có biến chứng. Nếu do LCK, có thể gặp áp-xe quanhamiđan, viêm xoang, viêm tai giữa, và hiếm hơn là viêm màng não mủ. Viêm cầuthận cấp và thấp khớp cấp có thể xảy ra sau VHC do LCK.- Ðiều trị:+ Chỉ cho kháng sinh khi có bằng chứng về lâm sàng, dịch tể, hay cấy chất ngoáyhọng (+). Trong trường hợp VHC do LCK: penicillin V uống với liều 125-250 mg(tương đương với 200.000-400.000 UI), 3 lần/ngày trong 10 ngày. Erythromycin làthuốc thay thế tốt nhất trong trường hợp dị ứng với penicillin. Cho paracetamoltrong giai đoạn cấp. Trẻ lớn có thể ngậm nước muối ấm để làm giảm đau họng.Nên cho trẻ chế độ ăn lỏng trong giai đoạn cấp.3.1.3. Viêm tai giữa cấp (VTGC)- Bệnh nguyên:+ Theo Trung Tâm Nghiên Cứu VTG tại Pittsburgh (Mỹ), 3 tác nhân gây VTGC chủyếu là: phế cầu 29.8%; H. influenzae 20.9%; M. catarrhalis 11.7%.- Lâm sàng:+ Thường xảy ra sau nhiễm virus hô hấp trên vài ngày. Ban đầu trẻ đau tai, sốt,nghe kém. Khám tai với đèn soi tai có bơm hơi thấy màng nhĩ sung huyết, mờ đục,phồng ra và k m i động. Ðôi khi thấy tai chảy mủ. Cần nghi ngờ VTGC do vikhuẩn nếu trẻ có màng nhĩ k m i động và mờ đục.- Ðiều trị:+ Phế cầu là tác nhân gây VTG phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, khoảng 20 %VTGC do vi khuẩn gram âm. Thường phải điều trị trước khi có kết quả cấy vàkháng sinh đồ: Amoxicillin 40 mg/kg/ngày trong 10 ngày. Nếu cấy mủ cho thấy vikhuẩn đề kháng amoxicillin hay k m đáp ứng trên lâm sàng, cần thay đổi khángsinh. Lúc đó, có thể chọn Erythromycin (50mg/kg/ngày) phối hợp vớiCotrimoxazol; hoặc Cefaclor (40mg/kg/ngày); hoặc Amoxicillin+ clavulanate (40mg/kg/ngày); hoặc Cefuroxime axetil (125-250 mg/24 giờ). Nếubệnh nhi dị ứng Penicillin, Erythromycin và Cotrimoxazol là thuốc thay thế.- Ðiều trị nâng đỡ: thuốc giảm đau hạ sốt, chườm nóng tại chổ. Thuốc chống sunghuyết theo đường uống (pseudoephedrin) có thể làm giảm tình trạng sung huyếtmũi. Thuốc kháng histamine có thể hữu ích trong những trường hợp dị ứng tạimũi.3.2. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới3.2.1. Viêm thanh quản cấp (VTQC):+ Ðây là một nhóm bệnh lý có diễn tiến cấp và nặng được xếp vào loại bệnh trầmtrọng theo chương trình ARI. Cần được chuyển ngay lên tuyến trên để được theo õi và điều trị một khi nghi ngờ.- Bệnh nguyên và dịch tể học:+ Phần lớn là do virus ngoại trừ VTQ do bạch hầu, viêm nắp thanh quản cấp do H.influenzae. Parainfluenza virus là nguyên nhân của khoảng 3/4 tất cả các trườnghợp viêm thanh quản do virus. Adenovirus, RSV, Influenzavirus và virus sởi lànguyên nhân của phần còn lại. Trong một nghiên cứu, 3,6% các trường hợp VTQCphân lập được Mycoplasma pneumoniae. H. influenzae hầu như luôn luôn là tácnhân duy nhất gây viêm nắp thanh quản cấp. Phần lớn bệnh nhi bị VTQC do virusở độ tuổi 3 tháng - 5 tuổi, trong lúc VTQ do H. influenzae và C. diphteriae phổ biếnnhất ở 3-7 tuổi. Tỷ lệ mắc VTQC cao hơn ở trẻ trai, và xảy ra chủ yếu vào mùalạnh. Khoảng 15% trẻ bị VTQC có bệnh sử gia đình bệnh VTQC, và những trẻ cóyếu tố gia đình này hay bị VTQC lập lại nhiều lần.- Lâm sàng:+ Viêm nắp thanh quản cấp (VNTQC): trẻ nhỏ đột nhiên vào giữa khuya sốt cao,khản tiếng, đùn nước bọt, và suy hô hấp từ vừa đến nặng kèm tiếng rít. Ở trẻ lớnhơn, bệnh bắt đầu với đau họng và khó nuốt. Suy hô hấp nặng thường tiếp theosau đó vài phút hoặc vài giờ với tiếng rít kz thở vào, khản tiếng, ho ông ổng, kíchthích, vật vã. Ðùn nước bọt và khó nuốt thường xảy ra. Cổ thường ở tư thế quángữa ra sau. Trẻ lớn thường thích tư thế ngồi, gập người ra trước, há miệng vàlưỡi hơi thè. Một số trường hợp có tình trạng giống sốc với da xanh nhợt, tím tái,và rối loạn ý thức. Khám thấy suy hô hấp vừa đến nặng với tiếng rít kz thở vào đôikhi cả kz thở ra, phập phồng cánh mũi, co k o hõm trên xương đòn, các khoảngliên sườn và rút lõm lồng ngực. Khám thấy vùng thanh quản viêm đỏ và ứ nhiềuchất nhầy và đờm giãi. Dần dần, thở rít và âm thở giảm và bệnh nhi rơi vào tìnhtrạng mệt lã. Trẻ vật vã, sau đó tím tái gia tăng, hôn mê, rồi tử vong. Một cáchdiễn tiến khác là trẻ chỉ khản tiếng nhẹ, khám thấy nắp thanh quản sưng đỏ.+ Viêm thanh quản do nhiễm khuẩn cấp: ngoại trừ bạch hầu thanh quản, đa sốcác trường hợp đều do virus. Bệnh khởi đầu với viêm hô hấp trên rồi xuất hiệnđau họng, ho và khó thở thanh quản. Bệnh thường nhẹ, suy hô hấp chỉ xảy ra ởtrẻ nhỏ. Tuy nhiên trong các trường hợp nặng, gi ...
Bệnh học nhi khoa part 5
Số trang: 60
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhi khoa cơ sở cách phòng bệnh cho trẻ phương pháp chăm sóc trẻ em Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh bệnh học nhi khoaTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 123 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
105 trang 40 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 1B)
15 trang 39 0 0 -
Mổ đẻ làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ
5 trang 36 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 7)
7 trang 35 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 5B)
12 trang 35 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
145 trang 33 0 0 -
Trẻ nhiễm kim loại dễ bị rối loạn hành vi
3 trang 32 0 0 -
116 trang 32 0 0
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 3B)
13 trang 30 0 0