Ám ảnh sợ xã hội : sợ ăn uống ở nơi công cộng, sợ nói trước công chúng, sợ gặp người khác giới… (2) Rối loạn ám ảnh nghi thức : Như rửa tay nhiều lần, kiểm tra nhiều lần một việc, sắp xếp các đồ vật theo một cách thức nhất định, các động tác nghi thức bất thường… (3) Rối loạn lo âu chia ly : Trẻ lo lắng có điều không may sẽ xảy ra với người mà trẻ gắn bó (thường là mẹ), trẻ không chịu đi học do sợ phải chia ly với người gắn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học nhi khoa part 8- Ám ảnh sợ xã hội : sợ ăn uống ở nơi công cộng, sợ nói trước công chúng, sợgặp người khác giới…(2) Rối loạn ám ảnh nghi thức : Như rửa tay nhiều lần, kiểm tra nhiều lần một việc, sắp xếp các đồ vật theomột cách thức nhất định, các động tác nghi thức bất thường…(3) Rối loạn lo âu chia ly : Trẻ lo lắng có điều không may sẽ xảy ra với người mà trẻ gắn bó (thường làmẹ), trẻ không chịu đi học do sợ phải chia ly với người gắn bó, không chịu ngủmột mình hoặc ở nhà một mình, xuất hiện những triệu chứng giận dữ, khóc lóchoặc buồn rầu.(4) Rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn) : Có những cơn lo âu xảy ra nhiều lần trong mỗi tháng. Trong cơn có nhiềutriệu chứng rối loạn thần kinh tự trị trầm trọng.(5) Rối loạn lo âu lan toả : Người bệnh cảm thấy thường xuyên lo lắng sợ hãi về tương lai bất hạnh,căng thẳng vận động, bồn chồn run rẩy, không có khả năng thư giãn và khó tậptrung chú ý.(6) Rối loạn stress sau sang chấn : Các triệu chứng điển hình thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ thờiđiểm bị sang chấn, bao gồm : sự tái hiện những hình ảnh của sang chấn trong giấcmơ, cảm xúc thờ ơ hoặc tê liệt, né tránh các kích thích thu mình hoặc không đápứng với moi trường xung quanh, mất thích thú, hay bị giật mình, mất ngủ. Các trắc nghiệm tâm lý cần làm để xác định lo âu :- Test lo âu của Zung- Bảng liệt kê hành vi ở trẻ em (thang đo CBCK của Achenbach)- Vẽ tranh, kể theo 10 câu chuyện của Duss, CAT2. điều trị : Nguyên tắc điều trị lo âu chủ yếu là bằng các liệu pháp tâm lý, nếu cầndùng thuốc thì không dùng kéo dài và không dùng nhiều loại thuốc. Sử dụng thuốc : Điều trị thuốc khi co lo âu nặng nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn thân fkinh thực vật và các triệu chứng cơ thể ở giai đoạn đầu.- Nhóm thuốc giải lo âu : Benzo iazepam (Se uxen, Tranxen…) hoặc ataraxuống với liều thấp ; Seduxen với liều 0,1 – 0,2mg/kg/ngày. Khi người bệnh có cơnhoảng sợ có thể cho tiêm bắp Seduxen liều 5 – 10mg/lần.- Thuốc chống trầm cảm : Amitriptilin có thể chỉ định cho những bệnh nhâncó nhiều than phiền về cơ thể hoặc có kết hợp bị trầm cảm, uống theo liều 25 –50mg/ngày. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng ám ảnh nên chỉ định anafranincũng với liều trên. Lưu { các thuốc chống trầm cảm 3 vòng chỉ phát huy tác dụngđiều trị sau khi uống thuốc từ 10 đến 14 ngày.- Các vitamin và các yếu tố vi lượng như magie, can xi … Các liệu pháp tâm lý : Đây là phương pháp điều trị chủ yếu và lâu dài nhằm thay đổi nhận thức và giúpngười bệnh có khả năng ứng phó với lo âu một cách tích cực và chủ động.- Tham vấn tâm lý.- Liệu pháp thư giãn : hướng dẫn người bệnh những bài tập thả lỏng cơ kếthợp với tập thở khí công.- Liệu pháp hành vi – nhận thức : giúp cho người bệnh hiểu về bệnh, nhận ranhững suy nghĩ chưa hợp l{ và thay vào đó bằng những suy nghĩ hợp lý.- Kết hợp trị liệu gia đình và liệu pháp nhóm. Các điều trị hỗ trợ : Sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, tổ chức cho bệnh vui chơi, thường xuyênđộng viên bệnh nhân và gia đình. Tiêu chuẩn ra viện và theo dõi ngoại trú : Bệnh nhân được ra viện khi các triệu chứng lo âu thuyên giảm và có khả năng trởlại sinh hoạt học tập bình thường, hẹn khám định kz ít nhất 1 lần trong 1 tháng. S89. TRẠNG THÁI KÍCH ĐỘNG TÂM THẦNKích động tâm thần là một trạng thái hưng phấn tâm lý – vận động quá mức hoặclà những cơn xung động do mất sự kiểm soát của ý thức xuất hiện đột ngột,không mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh. Trong trạng thái nàyngười bệnh có thể kêu gào, la hét, chống đối, đập phá, vùng vẫy, chạy nhảy, leotrèo ở những nơi không thích hợp …1. Chẩn đoán :1.1. Chẩn đoán xác định cơn kích động :Dựa vào các biểu hiện lâm sàng bệnh nhân có những hành vi cảm xúc bất thườngxuất hiện đột ngột như gào th t, chống đối, vùng vẫy, đập phá … mang tính chấthưng phấn quá mức và xung động mất sự kiểm soát của lý trí.1.2. Chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng kích động tâm thần ở trẻ em và vịthành niên- Cơn giận dữ do mất kiềm chế cảm xúc ở những trẻ bị rối loạn tăng hoạtđộng giảm chú ý, rối loạn hành vi chống đối, chậm phát triển tâm thần.- Cơn kích động do lo âu ở những trẻ bị rối loạn lo âu chia ly, rối loạn hoảngsợ, ám ảnh nghi thức, ảo giác do hoảng sợ cấp tính (đặc biệt ở trẻ 2 – 6 tuổi).- Sang chấn tâm thần mạnh gây ra trạng thái kích động ở một số bệnh nhânrối loạn phân ly (hysteria), loạn thần phản ứng.- ý thức mê sảng do thực tổn gặp trong những trường hợp sau :· Bệnh nội khoa : sốt, rối loạn thăng bằng điện giải, nhiễm trùng hệ thần kinhtrung ương, u não, xuất huyết não màng não, co giật, rối loạn nội tiết, bệnh tựmiễn, thiếu ôxy não, rối loạn chuyển hoá…· Động kinh có rối loạn tâm thần.· Phản ứng phụ đối với một số thuốc.· Ngộ độc thức ăn.· ...
Bệnh học nhi khoa part 8
Số trang: 60
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.64 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhi khoa cơ sở cách phòng bệnh cho trẻ phương pháp chăm sóc trẻ em Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh bệnh học nhi khoaTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nhi khoa - ĐH Y Dược
139 trang 123 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
105 trang 40 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 1B)
15 trang 39 0 0 -
Mổ đẻ làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ
5 trang 36 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 7)
7 trang 35 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 5B)
12 trang 35 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
145 trang 33 0 0 -
Trẻ nhiễm kim loại dễ bị rối loạn hành vi
3 trang 32 0 0 -
116 trang 32 0 0
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Chương 3B)
13 trang 30 0 0