VI. KHÁM LÂM SÀNGKhám lâm sàng một cách tỉ mỉ toàn cơ thể và hệ thống các cơ quan sẽ giúp phát hiện ra các nguyên nhân gây đau. Cố gắng tránh gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân khi thăm khám.- Ví dụ như khi đặt ngồi dậy sẽ làm bệnh nhân đau đớn thì thăm khám 2 trường phổi phía sau lưng bằng ống nghe là không cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học ung thư part 6VI. KHÁM LÂM SÀNGKhám lâm sàng một cách tỉ mỉ toàn cơ thể và hệ thống các cơ quan sẽ giúp pháthiện ra các nguyên nhân gây đau. Cố gắng tránh gây khó chịu, đau đớn cho bệnhnhân khi thăm khám.- Ví dụ như khi đặt ngồi dậy sẽ làm bệnh nhân đau đớn thì thăm khám 2 trườngphổi phía sau lưng bằng ống nghe là không cần thiết.- Khi cơn đau cản tr các hoạt động bình thường, nên thực hiện thăm khám hệthần kinh một cách hệ thống.Các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnhCác xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán được nguyên nhân gây đau:- Chụp Xquang thường và chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện được khối u, gãyxương, chèn ép thần kinh hoặc những nguyên nhân gây đau khác.- Chụp xạ hình xương để phát hiện ra đau do di căn xương.- Chụp PET-Scan để phát hiện di căn.- Sinh thiết hoặc xét nghiệm tế bào học có thể phát hiện u ác tính hoặc viêm.- Xét nghiệm máu và xét nghiệm vi khuẩn có thể phát hiện ra nguyên nhân nhiễmtrùng.- Xét nghiệm huyết thanh có thể phát hiện ra bệnh thấp khớp, bệnh tự miễn.v.v.VII. CÁCH DÙNG THUỐC GIẢM ĐAU1. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau- Theo đường uống : Dùng đơn giản, dễ dàng nhất ngoại trừ trường hợp bệnh nhânkhông thể uống được hoặc cơn đau quá trầm trọng phải cần tiêm hoặc chuyền đểcó tác dụng giảm đau nhanh.- Theo bậc thang: bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioide, nếu đau khônggiảm thì dùng Opioide nhẹ rồi đến mạnh (morphin).- Theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốcgiảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra.- Theo từng cá thể: không có liều chuẩn cho những thuốc Opioide, liều đúng là liềucó tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.- Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.2. Bậc thang giảm đauTổ chức Y tế Thế giới đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là một cách khuyếnkhích việc sử dụng thích hợp các Opioide giảm đau các quốc gia ít sử dụng loạithuốc này. Bảng này nhấn mạnh trong các cơn đau dữ dội cần cho thuốc giảm đaumạnh (Thí dụ : các loại thuốc Opioides) và không giới hạn liều tối đa. Liều hợp lý làliều mang lại hiệu quả giảm đau mà không có rối loạn nào do tác dụng phụ củathuốc. Thuốc Opioides là một thuật ngữ dùng để chỉ các “OPIATES” có nguồn gốc tựnhiên như Morphin và loại Narcotic tổng hợp như Methadone.BẬC III Đau tột bậc Morphin, Pethidine, OxycodoneBẬC II Đau trung bình Codeine, Tramadol, NSAID’SBẬC I Đau nhẹ Paracetamol, Aspirine, NSAID’S3. Các thuốc giảm đauĐiều trị cơn đau nhẹ (bậc I theo bậc thang của WHO):Dùng các thuốc giảm đau không có opioid, có thể kết hợp các thuốc giảm đaukhác nếunguyên nhân gây đau do thần kinh.3.1.Các thuốc Non-opioidThuốc kháng viêm không chứa Steroid (NSAID’S) có nhiều loại, trong chăm sóc làmdịu thường sử dụng.+ Ibuprofen 400 mg-800 mg ngày 3 lần, liều tối đa không quá 2400mg/ngày.+ Naproxen 250 mg-500 mg ngày 2 lần hoặc tọa dược 500 mg hay loại phóngthích chậm 1000 mg.+ Diclofenac 25 mg-75mg/mg ngày 2 lần, liều tối đa 200mg/ngày+ Indomethacin 25 mg-50 mg ngày 3 lần.+Acetaminophen (paracetamol) 500-1000mg ngày 4 lần, tối đa không quá4000mg/24 giờĐây là các thuốc phụ trợ tốt để giảm đau kèm với giảm viêm, đặc biệt là đau liênquan đến xương. Các thuốc Nsaid’s đều kích thích dạ dày. Do đó nên uống sau khiăn và uống kèm các thuốc kháng thụ thể H2 (thí dụ: Ranitidine 150 mg-2 lần/ngàyhay trước khi ngủ) hoặc Sucralfate1g - 4 lần/ngày có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận trọng đối với những ngườisuy chức năng gan thận, các bệnh lý về hệ tạo máu.Điều trị cơn đau trung bình ( Bậc II theo thang điểm của WHO) Sử dụng các thuốcopioid nhẹ:+ Efferalgan codein (zandol) phối hợp với codein (30 mg codein + 500 mgParacetamol)+ Codein photphate viên 30 mg là 1 loại thuốc phiện nhẹ, có tác dụng hiệp đồnggiảm đau cùng với Aspirin hay Paracetamol, dùng 60 mg/4-6 giờ, liều tối đa360mg/ngày, dễ gây táo bón nên thường xuyên dùng kèm theo thuốc nhuận trường.+ Dextro propoxyphene thường phối hợp với Paracetamol (Dextro Propoxyphene30 mg + paractamol 400 mg) được dùng cho cơn đau vừa phải, có tác dụng giảm đautốt.+ Tramadol: là loại opiod tổng hợp, có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương,dùng đường uống có hiệu quả, Tramadol mạnh gấp 2 lần codein viên 50 mg, ít gâybón.Điều trị cơn đau tột bậcSử dụng các thuốc pioid mạnhTrong trường hợp cường độ cơn đau trầm trọng sử dụng các thuốc giảm đau bậc Ivàbậc II không hiệu quả thì sử dụng các thuốc opioid mạnh (như Morphin), có thể kếthợp với các thuốc Non-steroid hoặc các thuốc giảm đau thần kinh nếu nguyên nhângây đau do thần kinh.+ Morphin sulfatLiều uống: Bắt đầu liều 5mg, đánh giá lại sau 60 phút. Nếu cơn đau vẫn còn trầmtrọng, tăng liều lên hằng giờ đến khi có hiệu lực giảm đau, cho liều lượng này mỗi 4giờ/lần. Có thể gia tăng liều lên 50% hoặc 100% nếu cơn đau vẫn còn d ...
Bệnh học ung thư part 6
Số trang: 64
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.49 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiểu biết về bệnh ung thư phòng chống ung thư hiệu quả nguyên nhân bệnh ung thư Dịch tễ học ung thư cơ chế sinh bệnh ung thưTài liệu có liên quan:
-
64 trang 29 0 0
-
64 trang 27 0 0
-
64 trang 25 0 0
-
207 trang 23 0 0
-
CHƯƠNG II: DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ
11 trang 21 0 0 -
64 trang 20 0 0
-
64 trang 20 0 0
-
64 trang 20 0 0
-
10 cách tránh ung thư đơn giản nhưng hiệu quả
5 trang 19 0 0 -
64 trang 19 0 0