Danh mục tài liệu

Bệnh lỵ trực khuẩn (Bệnh học cơ sở)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.37 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này sẽ tập trung vào bệnh lỵ trực khuẩn, một bệnh nhiễm trùng đường ruột nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bài học cũng sẽ mô tả triệu chứng lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh lỵ trực khuẩn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh lỵ trực khuẩn (Bệnh học cơ sở) Bài 28 BỆNH LỴ TRỰC KHUẨNMỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng bệnh lỵtrực khuẩn. 2. Trình bày được triệu chứng, biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trựckhuẩn.NỘI DUNG1. Đại cương Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hoá chủ yếu ở ruột giàdo trực khuẩn Shigella gây nên. Biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng quặn, mót rặn, đingoài ra máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.2. Nguyên nhân Do trực khuẩn Shigella gây nên, người ta chia Shigella làm bốn loại như sau: - Nhóm A : Shigella Dysenteriae - Nhóm B : Shigella flexneriae - Nhóm C : Shigella boydii - Nhóm D : Shigella Sonnei3. Dịch tễ học3.1. Nguồn bệnh - Người bệnh - Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục - Người lành mang mầm bệnh.3.2. Đường lây: bệnh lây theo đường tiêu hoá qua thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầmbệnh.3.3. Cảm thụ - Người lớn : nữ mắc nhiều hơn nam - Trẻ em: gặp nhiều nhất ở trẻ 1- 4 tuổi.3.4. Đặc điểm dịch Dịch lỵ trực khuẩn thường gặp ở những nơi điều kiện sống chật chội, vệ sinh cánhân kém, nguồn nước bị ô nhiễm, nơi có tập quán dùng phân tươi để bón cho hoa màu.4. Triệu chứng học4.1. Lâm sàng4.1.1. Ủ bệnh: 1- 5 ngày, không có biểu hiện triệu chứng gì.4.1.2. Khởi phát: 1 – 3 ngày - Toàn thân : sốt cao 39 – 40oC, đau nhức cơ, mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn. - Tiêu hoá: đau bụng, đi ngoài phân lỏng.4.1.3. Toàn phát + Hội chứng lỵ: - Đau bụng: đau quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng, đau nhiều hơn ở vùngđại tràng trái. - Mót rặn: bệnh nhân liên tục cảm giác muốn đi ngoài nhưng không đi được hoặc điđược rất ít. 107 - Rối loạn bài tiết phân: bệnh nhân đi ngoài ngày nhiều lần (trường hợp nặng có thểđến 20 - 40 lần một ngày), phân ngày càng ít dần, về sau bệnh diễn biến thành bệnh cảnh lỵđầy đủ với: đi ngoài phân lẫn nhày, máu, mủ. + Hội chứng nhiễm trùng: sốt, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn ...4.2. Cận lâm sàng - Soi phân tươi : Thấy hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính, không thấy amip thểăn hồng cầu. - Cấy phân : Thấy trực khuẩn Shigella5. Biến chứng - Shock do mất nước và điện giải - Sa trực tràng - Thủng đại tràng6. Chẩn đoán6.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào - Lâm sàng - Cận lâm sàng - Dịch tễ học6.2. Chẩn đoán phân biệt : Với bệnh lỵ amíp7. Điều trị + Bồi phụ nước - điện giải: phối hợp giữa đường uống và đường truyền tĩnh mạch. + Kháng sinh: - Ampicillin : liều người lớn : 2g/ngày chia làm 4 lần, trong 5 ngày. liều trẻ em : 100 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong 5 ngày. - Cotrimoxazon : liều người lớn là : 960 mg x 2 lần/ ngày trong 5 ngày liều trẻ em là: 48mg/kg, chia 2 lần /ngày.8. Phòng bệnh - Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, rửa tay cẩn thận trước khi ăn và chế biến thựcphẩm. - Sử dụng nước sạch, sử lý nước thải hợp vệ sinh, diệt ruồi nhặng. - Kiểm tra vệ sinh các thức uống và thức ăn chế biến sẵn. - Phát hiện, cách ly và điều trị người bệnh. LƯỢNG GIÁ1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học, biện pháp điều trị và phòng bệnh lỵ trực khẩn ?2. Trình bày triệu chứng, biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn ?3 . Điền vào chỗ trống các câu sauCâu 1. Shigella gồm có 4 loại sau: A................... B................... C................... D...................Câu 2. Các biến chứng của bệnh lỵ trực khuẩn. A................... B................... C................... D. Suy dinh dưỡng 108Câu 3. Chẩn đoán xác định bệnh lỵ trực khuẩn, người ta dựa vào: A................... B................... C................... 109