
Bệnh sởi và cách phòng ngừa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh sởi và cách phòng ngừa Bệnh sởi và cách phòng ngừaSởi là một bệnh lây lan do siêu vi, thường gặp ở trẻ em với đặc điểm lâm sàng làviêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặchiệu ở ngoài da, nên nhân dân thường gọi là ban đỏ. Sởi thường để lại nhiều biếnchứng nặng.Tác nhân gây bệnh là siêu vi, thuộc nhóm RNA Paramyxovirus, genus Morbillivirus; siêuvi sởi có trong nhớt cổ họng, trong máu, trong nước tiểu bệnh nhi ở cuối giai đoạn ủ bệnhvà một thời gian sau khi phát ban, có thể sống ít nhất 34 giờ trong không khí. Bệnh lâybằng đường hô hấp, do chất nhớt cổ họng có chứa virus sởi văng ra ngoài không khí khibệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi.Sởi có thể xảy ra khắp mọi nơi, suốt cả năm, bệnh rất lây lan, dễ phát triển thành dịch,chu lỳ 2-4 năm một lần trong những thành phố lớn; tính chu kỳ là do số lượng ngườichưa có miễn dịch trong cộng đồng đạt đến tỷ lệ cao thích hợp (khoảng 40-50%): nếu lúcđó xuất hiện vài ca bệnh sởi là dịch có thể xảy ra. Tuổi dễ mắc bệnh là từ 6 tháng đến 10tuổi, trẻ dưới 6 tháng có kháng thể của mẹ truyền qua nhau khi còn là thai nhi, sau đókháng thể giảm dần. Khoảng 90% các trẻ em trên 10 tuổi đã có kháng thể chuyên biệt vớibệnh sởi; hầu hết người lớn ít bị bệnh vì đã có miễn dịch.Bệnh sởi có những đặc trưng: dễ chẩn đoán, không có ổ chứa siêu vi ở thú vật, không cótrung gian truyền bệnh, chỉ có một tuýp huyết thanh và thuốc chủng có hiệu quả; do đó,có thể thanh toán hoàn toàn. Ở các nước phát triển, hiện nay có những vùng không cònbệnh sởi nữa và số trẻ em được miễn dịch lên đến trên 90%.Khi nhiễm siêu vi sởi, bệnh được biểu hiện qua 4 giai đoạn:- Giai đoạn ủ bệnh: từ 10-12 ngày, trẻ không có triệu chứng gì, đến ngày thứ 9-10, trẻ cóthể bị sốt nhẹ.- Giai đoạn khởi phát: lây lan nhất, kéo dài 4-5 ngày, các biểu hiện chính là: + Sốt, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khớp. + Viêm long: là triệu chứng luôn luôn xuất hiện trong bệnh sởi. Viêm ở mắt gây chảynước mắt, nhiều ghèn, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhi sợ ánh sáng. Giác mạc và mi mắt có thểsưng phù. Viêm ở mũi gây hắc hơ, sổ mũi, khàn giọng, ho có đàm, đôi khi kèm viêmthanh quản co rít. Viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy.Trong họng-miệng có những chấm trắng nhỏ độ 1mm, nổi trên niêm mạc má màu đỏsung huyết, ngang với răng hàm thứ nhất, gọi là dấu Koplik, dấu hiệu này xuất hiện vàbiến mất trong vòng 12-18 giờ.- Giai đoạn phát ban: ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực,bụng và hai cánh tay. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới, 2-3ngày thì lan toàn thân. Ban màu hồng nhạt, ấn vào biến mất, có khuynh hướng kết dínhlại, nhưng xem kẽ có những khoảng da lành không bị tổn thương nằm giữa những vùngphát ban.Cần lưu ý: trong các thể nhẹ thì ban đỏ thưa thớt, không lan đến chân chớ không phải douống thuốc đông y như Tiêu ban lộ, và ở thể nặng thì ban dày đặc, gần như toàn bộ da bịchr kín, ngay cả bàn tay và chân, cần được chăm sóc dinh dưỡng chu đáo, chớ không phảira ban nhiều là tốt.Khi bắt đầu phát ban, nhiệt độ tăng đột ngột, nhưng khi ban đã mọc đến chân thì nhiệt độgiảm. Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo ói, tiêu chảy hoặc viêm taigiữa, viêm phế quản.- Giai đoạn phục hồi: thường thì sởi “bay” theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâmtrên mặt, da.Bản thân bệnh sởi lành tính, nếu không được chăm sóc kỹ hoặc ngược lại kiêng khemquá đáng, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. + Viêm phổi là một trong những biến chứng thường gặp nhất, có thể do chính siêu visởi hay do bội nhiễm vi trùng khác như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… Bệnh nhi vẫn còn sốtsau khi phát ban, ho kéo dài, trong thể nặng có thể suy hô hấp. Sởi còn có nguy cơ làmtrầm trọng một bệnh lao tiềm tàng. + Viêm tai giữa là biến chứng đứng hàng thứ hai, bệnh nhi sốt cao, quấy khóc, chảymủ vàng ở tai, nếu điều trị chậm sẽ gay ra thủng màng nhĩ. + Viêm thanh quản, có thể xuất hiện sớm trong giai đoạn viêm long hay phát ban; bệnhnhi lên cơn khó thở về đêm, ho khan hay khàn giọng, diễn tiến thường lành tính; hoặcxuất hiện trễ trong thời kỳ hồi phục với tình trạng khó thởthanh quản do phù nề hay cómàng giả, đôi khi gây suy hô hấp nặng. + Viêm não tuỷ là biến chứng hiếm gặp nhưng trầm trọng; bệnh nhi sốt cao, nhức đầu,ói mửa, cổ cứng rồi lơ mơ, co giật. Tử vong có thể lên đến 10%, nếu sống sót có nhiều dichứng thần kinh trầm trọng vĩnh viễn. + Cam tẩu mã, thường gặp ở bệnh nhi suy dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém. Làtình trạng nhiễm trùng kém hoại tử ở môi, niêm mạc miệng, má, lở loét rất nhanh, đưađến mất tổ chức mô ở môi, miệng. + Viêm ruột kéo dài dẫn đến tiêu chảy liên tục và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn kiêng sữquá cũng gây suy dinh dưỡng và loét giác mạc mắt.Sởi là một bệnh đã được đưa vào chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng, tất cả trẻem 9 tháng tuổi đều được tiêm ngừa, tỉ lệ bệnh đã giảm nhưng bệnh chưa phải là đã đượcthanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 29 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 24 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 22 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 21 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 20 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 20 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 20 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 20 0 0 -
2 trang 20 0 0