
Bệnh Thặng Dư Sắt Mô ở người Á Châu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Thặng Dư Sắt Mô ở người Á Châu Bệnh Thặng Dư Sắt Mô ở người Á Châu Bệnh thặng dư sắt mô là một bệnh rất thường thấy ở người da trắng,nhất là những người có nguồn gốc Celtic (Anh-Ái Nhĩ Lan). Vào năm 1988,báo New England Journal of Medicine có bài viết cho biết kết quả thửnghiệm trên mẫu máu của 11,605 người được coi là bình thường thì cứ mộttrong 200 người là bị bệnh Thặng Dư Sắt Mô - TDSM. Người Mỹ bị bệnh này nhiều hơn một số bệnh khác cộng lại như xơhóa nang (cystic fibrosis), bệnh Huntington, và loạn dưỡng cơ (musculardystrophy). Bệnh TDSM được khám phá ra bởi một người Pháp tên là ArmandTrousseau vào năm 1865 sau khi ông khám và chữa một người đàn ông 28tuổi bị bệnh tiểu đường trầm trọng mà lúc đầu Trousseau nghĩ là người nàybị ba thứ bệnh cộng lại tiểu đường, sơ gan, và sắc tố da. Khi làm giảo nghiệm tử thi thì gan rất lớn và rất lạ. Năm 1889, vonRecklinghausen đặt tên bệnh này bệnh này là hemochromatosis. Thử nghiệm đo lượng sắt trong máu (serum iron) bắt đầu vào năm1925. Thử nghiệm toàn thể khả năng sắt kết dính (TIBC) bắt đầu vào năm1944. Thử nghiệm ferritin bắt đầu vào năm 1956 Trong bài viết về bệnh Thặng Dư Sắt Mô có nói đến thặng dư sắt ditruyền gây nên bởi hai loại hợp tử thường thấy là C282Y và H63D, loại thứba ít thấy hơn không được nhắc đến trong bài là S65C HFE. Như đã viết hầuhết các trường hợp bệnh TDSM là do đồng hợp tử C282Y/C282Y. Hỗn hợpdị hợp tử C282Y/H63D thường ít khi gây bệnh mà những người mang nóthường khỏe mạnh và chỉ là những người mang tải gien này. Vì bệnh thường thấy ở người da trắng Celtic, và rất ít thấy ở nhữnggiống dân khác nên cho đến tận năm 2001, không có một nghiên cứu nào nóiđến bệnh ở những giống dân khác. Vào tháng ba, năm 2002, một tường trình đầu tiên trong báoGastroentology nói về trường hợp một người đàn ông Việt Nam bị mắc bệnhTDSM mà sau khi dò tìm hiểu về gien đột biến thì không thấy ba loại đãđược biết đến từ trước (C282Y, H63D, S65C). Từ đó một loại gien đột biếnmới được khám phá ra và được gọi là IVS5+1 G-->A. Đây là trường hợpđầu tiên tìm thấy ở một người đàn ông Việt Nam có gien đột biến IVS 5+1G-->A. Một tường trình khác cho hay những người Á châu vùng ĐôngNam bị bệnh thăng dư sắt di truyền là do IVS5+1 G-->A và H63D HFE độtbiến. Nói tóm lại, bệnh thặng dư sắt mô có thể xẩy ra cho người Á Châu, vàtuy bệnh hiếm xẩy ra, bác sĩ sau khi tìm mãi vẫn chưa chữa trị được đúngbệnh thì phải nên nghĩ đến bệnh thăng dư sắt mô và nên cho làm thử nghiệmchuyên biệt sắt trong máu, toàn thể khả năng sắt kết dính (TIBC), và ferritin. 1- Gastroenterology. 2002 Mar;122(3):789-95. A homozygous HFE gene splice site mutation (IVS5+1 G/A) in ahereditary hemochromatosis patient of Vietnamese origin. 2- Blood Cells Mol Dis. 2003 May-Jun;30(3):302-6. Hemochromatosis gene (HFE) mutations in South East Asia: apotential for iron overload. Giang Nguyễn Trịnh
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông tài liệu y học y học cho mọi người dinh dưỡng y họcTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 228 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 45 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
5 trang 43 0 0