
Bệnh 'xoàng' mà chữa không dễ!
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh “xoàng” mà chữa không dễ! Bệnh “xoàng” mà chữa không dễ! Do những thay đổi của môi trường, thời tiết đã khiến người bị viêm mũi dị ứng ngày càng tăng. Chính tâm lý xem thường bệnh đã khiến việc điều trị căn bệnh này trở nên phức tạp. Chị Mai Anh, giám đốc một công ty Trách nhiệm hữu hạn ở Cầu Giấy (Hà Nội), thường xuyên phải giao dịch với đối tác nhưng khổ nỗi cứ mỗi khi “trái gió trở trời” chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt lại khiến chị khổ sở. Không ít lần chị đành bỏ dở công việc chỉ vì không kìm được những tràng hắt hơi kéo dài trước mặt khách hàng. “Sụt sịt” quanh năm Theo Giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt nam, ở nước ta, khoảng 16% – 20% dân số mắc bệnh dị ứng đường hô hấp. Không khí ô nhiễm ở các đô thị đã khiến người mắc bệnh này ngày càng tăng. Thậm chí ngay cả khi sống hay làm việc trong các không gian cách ly với không khí ô nhiễm của đô thị, nhiều người vẫn bị viêm mũi dị ứng. Bởi lẽ ở các không gian kín này, việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ đã tạo điều kiện tốt cho các yếu tố gây bệnh phát triển. Ngoài ra, các tác nhân khác như lông súc vật, nấm mốc cũng là yếu tố gây bệnh. Người bị viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước, ngứa đỏ mắt, ngứa vòm họng... quanh năm, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh tuy không gây chết người nhưng lại khiến người mắc khổ sở vì ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc, gây khó chịu, mệt mỏi thường xuyên. “Vì thế bệnh mà không ít người cho rằng bệnh “xoàng” có thể tự khỏi, tự điều trị này là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm đối với con người”. Giải mẫn cảm Gần đây, không ít người bị viêm mũi dị ứng đã tìm đến phương pháp tiêm thuốc dưới da để tiêu diệt căn bệnh khó chịu này. Theo Giáo sư An, tiêm thuốc dưới da thực ra là dùng miễn dịch liệu pháp (hay giảm mẫn cảm đặc hiệu) để thay đổi cách thức phản ứng về miễn dịch của người bệnh đối với chất gây dị ứng (giống như vắc-xin). Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chích vào cơ thể bị dị ứng một loại kháng nguyên với liều cao để cơ thể tự đáp ứng để được miễn dịch. Đây là một phương pháp có hiệu quả từ 60%-80% đối với người bệnh. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Trước khi chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra để biết bệnh nhân dị ứng loại nào, từ đó mới chỉ định loại kháng nguyên phù hợp. Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu điều trị có hiệu quả đối với một số bệnh dị ứng như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng mà dị nguyên gây bệnh có thể là phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật... Cũng theo Tiến sĩ Dinh, cách điều trị này cũng không đơn giản vì phải tiêm nhiều ngày, thời gian điều trị ít nhất từ 6 tháng tới 5 năm, thậm chí hàng chục năm để cơ thể duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng. Trong khi đó hiệu quả khỏi hẳn bệnh dị ứng không ổn định, không đồng đều cho tất cả mọi trường hợp nên việc sử dụng cũng chưa phổ cập rộng rãi. Hơn nữa, trong quá trình tiêm có thể xuất hiện các chống chỉ định phải ngừng điều trị. Do vậy, phương pháp này khó áp dụng rộng rãi, mất quá nhiều thời gian và tốn kém. “Thực tế, nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80% - 90% nhưng sau đó lại nhanh chóng tái phát”.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 31 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 28 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 22 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 21 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 20 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 20 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 19 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0 -
4 trang 19 0 0