Béo phì & Chức năng phổi
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 133.88 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Béo phì là gì? Với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì, đặc biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động lại thường xuyên …tiệc tùng. Một người được gọi là béo phì khi có Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Béo phì & Chức năng phổiBéo phì & Chức năng phổiBéo phì là gì?Với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì,đặc biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động lại thường xuyên …tiệctùng. Một người được gọi là béo phì khi có Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớnhơn hoặc bằng 30. BMI được hiểu nôm na là so sánh cân nặng với chiều caocủa một người, công thức tính BMI là tỷ số giữa cân nặng (tính bằngkilogram) và bình phương chiều cao (tính bằng mét). Chẳng hạn, một ngườicao 1,60 mét và nặng 64 kg thì BMI = 64/1,6 x 1,6 = 25.Có sự liên quan giữa béo phì và gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh như ungthư, tim mạch, nội tiết, khớp. Béo phì cũng có ảnh hưởng trên chức năng củahệ hô hấp như ảnh hưởng trên hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn (COPD),rối loạn liên quan với giấc ngủ.Ảnh hưởng của béo phì trên chức năng sinh lý của phổiHệ hô hấp có một tính năng sinh lý tuyệt vời là Tính đàn, thường được đánhgiá bằng Suất đàn. Có thể hiểu đơn giản suất đàn của hệ hô hấp là khả năngmà phổi và thành ngực giãn ra để tăng thể tích khi tăng một đơn vị áp suấttrong đường dẫn khí. Ở người béo phì, suất đàn của toàn hệ thống hô hấpgiảm đến một phần ba so với bình thường. Điều này có nghĩa là khả nănggiãn ra của phổi và thành ngực khi cần thiết ở người béo phì bị giảm đi.Khi bị béo phì quá nhiều sẽ làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thựchiện vai trò của nó, đặc biệt là cơ hoành. Vì cơ hoành giữ vai trò quan trọngtrong hô hấp, cho nên người béo phì nặng có thể bị hội chứng giảm thôngkhí do béo phì.Để chống lại việc giảm suất đàn của toàn hệ thống hô hấp và yếu cơ hô hấp,người béo phì phải thở nhanh và nông mà chúng ta thường thấy biểu hiện là“thở hỗn hễn”.Béo phì & Hen suyễnDù chưa được chứng minh một cách rõ ràng, ngày nay, đa số y văn trên thếgiới đều thừa nhận rằng, rối loạn chức năng phổi ở người béo phì liên quanvới sự gia tăng nguy cơ hen suyễn.Về mặt lâm sàng, hen suyễn có biểu hiện là những đợt lặp đi lặp lại của cáctriệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứngnày xảy ra là hậu quá của tiến trình viêm mạn tính trong phế quản. Ngườibéo phì cũng có “ái tính” cao với viêm. Ngoài ra, béo phì cũng có ảnh hưởngtrên đáp ứng điều trị với hít corticosteroid. Một nghiên cứu lớn đã được thựchiệc để đánh giá đáp ứng với hít corticosteroid ở người béo phì bị hen suyễnthì thấy đáp ứng kém hơn so với người hen suyễn không bị béo phì. Maymắn là với corticosteroid uống hay với các thuốc điều trị hen suyễn khác thìkhông có sự khác biệt giữa người bị béo phì và không bị béo phì.Sự liên quan giữa béo phì và hen suyễn có tính nhân quả hay không? Câu trảlời vẫn đang còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, các thầy thuốc hô hấpthường phải vất vả hơn trong chẩn đoán cũng như trong điều trị hen suyễn ởnhững người béo phì. Đầu tiên, triệu chứng khò khè được bệnh nhân hensuyễn báo cáo cũng không rõ ràng như người không bị béo phì. Kế tiếp,phương pháp đặc hiệu được sử dụng trong chẩn đoán hen suyễn cũng ít“nhạy” hơn ở người béo phì. Thứ ba, như trên đã nói, corticosteroid hít cũngít hiệu quả hơn trong việc điều trị dự phòng hen suyễn ở người béo phì. Cuốicùng, người bị béo phì dễ bị các rối loạn như trào ngược dạ dày thực quản,rối loạn thở khi ngủ. Các rối loạn này có tác động không tốt trong việc chẩnđoán và điều trị hen suyễn.Béo phì và COPDCOPD là một bệnh mạn tính, tiến triển liên tục, bao gồm hai thành phần làviêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Hai thành phần này không phảiluôn dễ dàng phân biệt. Vì thế, với người trong “nhóm” bệnh này, đừng ngạcnhiên, đôi khi được bác sĩ A chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính, thỉnhthoảng được bác sĩ B chẩn đoán là khí phế thủng. Thông thường, viêm phếquản mạn hay gặp ở người béo phì (hoặc dư cân), khí phế thủng hay gặp ởngười “gầy gò”.Cho đến nay, ảnh hưởng của béo phì đối với COPD chưa được nghiên cứumột cách đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được tiếnhành ở Đan Mạch, Hàn Quốc cho thấy rằng béo phì có thể chống lại nguy cơbị COPD hoặc “làm giảm” tỷ lệ tử vong ở những trường hợp COPD nặng.Các nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ cho nên tínhthuyết phục không cao. Hiện tượng này, cũng giống với một số bệnh mạntính khác, có thể gọi là “nghịch lý béo phì”. Dĩ nhiên, còn quá sớm để nhữngbệnh nhân bị COPD “phấn đấu” trở thành người béo phì. Cần nhiều nghiêncứu hơn nữa để hiểu rõ ràng hơn về ảnh hưởng của béo phì trên COPD vàngược lại.Tóm lại, béo phì đi kèm với việc phải gia tăng thở lúc nghỉ ngơi cũng nhưlúc hoạt động. Béo phì có ảnh hưởng xấu trên hen suyễn, dù rằng liên quannhân quả chưa được xác nhận. Béo phì làm giảm đáp ứng với hítcorticosteroid ở người bị hen suyễn. Nghịch lý béo phì trên COPD thì cònquá sớm để kết luận.BS. Nguyễn Hoàng Quân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Béo phì & Chức năng phổiBéo phì & Chức năng phổiBéo phì là gì?Với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì,đặc biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động lại thường xuyên …tiệctùng. Một người được gọi là béo phì khi có Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớnhơn hoặc bằng 30. BMI được hiểu nôm na là so sánh cân nặng với chiều caocủa một người, công thức tính BMI là tỷ số giữa cân nặng (tính bằngkilogram) và bình phương chiều cao (tính bằng mét). Chẳng hạn, một ngườicao 1,60 mét và nặng 64 kg thì BMI = 64/1,6 x 1,6 = 25.Có sự liên quan giữa béo phì và gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh như ungthư, tim mạch, nội tiết, khớp. Béo phì cũng có ảnh hưởng trên chức năng củahệ hô hấp như ảnh hưởng trên hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn (COPD),rối loạn liên quan với giấc ngủ.Ảnh hưởng của béo phì trên chức năng sinh lý của phổiHệ hô hấp có một tính năng sinh lý tuyệt vời là Tính đàn, thường được đánhgiá bằng Suất đàn. Có thể hiểu đơn giản suất đàn của hệ hô hấp là khả năngmà phổi và thành ngực giãn ra để tăng thể tích khi tăng một đơn vị áp suấttrong đường dẫn khí. Ở người béo phì, suất đàn của toàn hệ thống hô hấpgiảm đến một phần ba so với bình thường. Điều này có nghĩa là khả nănggiãn ra của phổi và thành ngực khi cần thiết ở người béo phì bị giảm đi.Khi bị béo phì quá nhiều sẽ làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thựchiện vai trò của nó, đặc biệt là cơ hoành. Vì cơ hoành giữ vai trò quan trọngtrong hô hấp, cho nên người béo phì nặng có thể bị hội chứng giảm thôngkhí do béo phì.Để chống lại việc giảm suất đàn của toàn hệ thống hô hấp và yếu cơ hô hấp,người béo phì phải thở nhanh và nông mà chúng ta thường thấy biểu hiện là“thở hỗn hễn”.Béo phì & Hen suyễnDù chưa được chứng minh một cách rõ ràng, ngày nay, đa số y văn trên thếgiới đều thừa nhận rằng, rối loạn chức năng phổi ở người béo phì liên quanvới sự gia tăng nguy cơ hen suyễn.Về mặt lâm sàng, hen suyễn có biểu hiện là những đợt lặp đi lặp lại của cáctriệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứngnày xảy ra là hậu quá của tiến trình viêm mạn tính trong phế quản. Ngườibéo phì cũng có “ái tính” cao với viêm. Ngoài ra, béo phì cũng có ảnh hưởngtrên đáp ứng điều trị với hít corticosteroid. Một nghiên cứu lớn đã được thựchiệc để đánh giá đáp ứng với hít corticosteroid ở người béo phì bị hen suyễnthì thấy đáp ứng kém hơn so với người hen suyễn không bị béo phì. Maymắn là với corticosteroid uống hay với các thuốc điều trị hen suyễn khác thìkhông có sự khác biệt giữa người bị béo phì và không bị béo phì.Sự liên quan giữa béo phì và hen suyễn có tính nhân quả hay không? Câu trảlời vẫn đang còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, các thầy thuốc hô hấpthường phải vất vả hơn trong chẩn đoán cũng như trong điều trị hen suyễn ởnhững người béo phì. Đầu tiên, triệu chứng khò khè được bệnh nhân hensuyễn báo cáo cũng không rõ ràng như người không bị béo phì. Kế tiếp,phương pháp đặc hiệu được sử dụng trong chẩn đoán hen suyễn cũng ít“nhạy” hơn ở người béo phì. Thứ ba, như trên đã nói, corticosteroid hít cũngít hiệu quả hơn trong việc điều trị dự phòng hen suyễn ở người béo phì. Cuốicùng, người bị béo phì dễ bị các rối loạn như trào ngược dạ dày thực quản,rối loạn thở khi ngủ. Các rối loạn này có tác động không tốt trong việc chẩnđoán và điều trị hen suyễn.Béo phì và COPDCOPD là một bệnh mạn tính, tiến triển liên tục, bao gồm hai thành phần làviêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Hai thành phần này không phảiluôn dễ dàng phân biệt. Vì thế, với người trong “nhóm” bệnh này, đừng ngạcnhiên, đôi khi được bác sĩ A chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính, thỉnhthoảng được bác sĩ B chẩn đoán là khí phế thủng. Thông thường, viêm phếquản mạn hay gặp ở người béo phì (hoặc dư cân), khí phế thủng hay gặp ởngười “gầy gò”.Cho đến nay, ảnh hưởng của béo phì đối với COPD chưa được nghiên cứumột cách đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được tiếnhành ở Đan Mạch, Hàn Quốc cho thấy rằng béo phì có thể chống lại nguy cơbị COPD hoặc “làm giảm” tỷ lệ tử vong ở những trường hợp COPD nặng.Các nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ cho nên tínhthuyết phục không cao. Hiện tượng này, cũng giống với một số bệnh mạntính khác, có thể gọi là “nghịch lý béo phì”. Dĩ nhiên, còn quá sớm để nhữngbệnh nhân bị COPD “phấn đấu” trở thành người béo phì. Cần nhiều nghiêncứu hơn nữa để hiểu rõ ràng hơn về ảnh hưởng của béo phì trên COPD vàngược lại.Tóm lại, béo phì đi kèm với việc phải gia tăng thở lúc nghỉ ngơi cũng nhưlúc hoạt động. Béo phì có ảnh hưởng xấu trên hen suyễn, dù rằng liên quannhân quả chưa được xác nhận. Béo phì làm giảm đáp ứng với hítcorticosteroid ở người bị hen suyễn. Nghịch lý béo phì trên COPD thì cònquá sớm để kết luận.BS. Nguyễn Hoàng Quân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tác hại của béo phì chức năng phổi kinh nghiệm y học y học cơ sở kiến thức y học lý thuyết cơ sởTài liệu có liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 208 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 186 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Nhân 2 trường hợp bệnh phổi mô kẽ ở trẻ em có đột biến gen SFTPC và SFPTB
4 trang 107 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 87 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0