
Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiềuNhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ bị viêm xoang, viêm đường hô hấp, hen… nên xôngmũi họng thường xuyên. Thực ra việc lạm dụng có thể khiến trẻ bị điếc và gặp nhiềubiến chứng nguy hiểm khác.Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Bệnh viện Hồng Hà, Hà Nội, việc sử dụng máyxông mũi, họng ngày càng phổ biến tại các gia đình có con nhỏ bị các bệnh lý về đườnghô hấp. Tuy nhiên, rất ít phụ huynh xông cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.Bị bệnh tim lại đi xông mũi họngCháu T., 9 tuổi, ở Vĩnh Tuy, Hà Nội rất hay bị viêm họng, sổ mũi. Nghe bạn bè máchdùng máy xông sẽ chữa trị rất tốt, mẹ cháu liền mua về và chỉ cần thấy con húng hắng holà chị xông ngay cho con. Sau một thời gian sử dụng, cháu T. có biểu hiện suy giảm thínhgiác, nghe không rõ. Đưa con đi khám tại bệnh viện, chị tá hỏa khi được bác sĩ cho biếtT. bị điếc do bị xông mũi họng quá nhiều. Khám tai mũi họng cho trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.Một trường hợp khác là bé H. 18 tháng tuổi ở Nam Định. Thấy con thường khó thở, quấykhóc, nghĩ bé bị bệnh về đường hô hấp, người mẹ mua máy xông mũi họng về nhà tựđiều trị cho con. Tuy nhiên, các cơn khó thở của bé H. xuất hiện nhiều hơn và càng ngàybé càng biếng ăn, còi cọc. Đi khám tại bệnh viện, bác sĩ cho biết bé H. bị khó thở là do cóbệnh lý về tim chứ không phải mắc bệnh về đường hô hấp. Việc xông mũi, họng trongtrường hợp này là không đúng và càng làm cho bệnh tim phát triển nặng hơn do khôngđược điều trị kịp thời.Theo tiến sĩ Dinh, Bệnh viện Hồng Hà đã từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ đếntrong tình trạng bệnh nặng hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm vì cha mẹ lạm dụng xôngmũi họng tại nhà.Mắc nhiều bệnh nếu xông không đúng cáchTheo tiến sĩ Hoàng Hồng Thái, khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, xông họng (khí dung)là phương pháp điều trị rất hiệu quả, có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnhvề đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thànhdạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Trong khi đó,việc dùng thuốc sẽ cho tác dụng chậm hơn vì thuốc phải đi vào dạ dày, ngấm vào máusau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm.Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dùng được khí dung. Việc xông mũi họngđược chỉ định cho các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp (viêm mũi họng,viêm xoang, hen…), bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuyệt đối không nên dùng đối vớitrẻ có cơ địa dị ứng, vì chỉ cần hít một lần đã có thể bị sốc do quá mẫn cảm và gây tửvong ngay lập tức.“Điều đáng lo ngại là các bậc cha mẹ thường tự ý pha thuốc kháng sinh xông cho trẻ tạinhà mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thậm chí có trẻ bị khó thở không phải do bệnhđường hô hấp nhưng vì thiếu hiểu biết, người lớn vẫn xông cho trẻ”, tiến sĩ Thái cảnhbáo.Các bác sĩ khuyến cáo, khi xông mũi họng cho trẻ, việc sử dụng loại thuốc, liều lượngthuốc, thời gian xông và tần suất xông phải theo chỉ định. Việc dùng không đúng có thểdẫn đến ngộ độc thuốc khiến trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương… Các loạitinh dầu giúp thông mũi, dễ thở cũng phải dùng theo chỉ định vì việc lạm dụng có thể làmgiảm khứu giác của trẻ.Khi trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém sau khi xông mũi họng, cần dừng ngayvà đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu xông 2-3 ngày mà bệnh tình của trẻ khôngđỡ hoặc đỡ không đáng kể thì phải đến bác sĩ tái khám.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 31 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 28 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 22 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 21 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 20 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 20 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 19 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0 -
4 trang 19 0 0