Một khi tạo thói quen và thái độ làm việc bị động tiêu cực, con người ta rất dễ trở nên lười nhác; ỷ lại; không có chí tiến thủ, không có tầm nhìn xa, dần dần mất đi sức sống và sự sáng tạo, quên đi tín điều trong đờivà quy hoạch nghề nghiệp của bản thân, cuối cùng sẽ đi đến bờ vực thất bại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bị động tiêu cực (Phần 1/3)
Bị động tiêu cực (Phần 1/3)
Một khi tạo thói quen và thái độ làm việc bị động tiêu cực, con người ta rất dễ
trở nên lười nhác; ỷ lại; không có chí tiến thủ, không có tầm nhìn xa, dần dần
mất đi sức sống và sự sáng tạo, quên đi tín điều trong đờivà quy hoạch nghề
nghiệp của bản thân, cuối cùng sẽ đi đến bờ vực thất bại.
Bị động tiêu cực (Phần 1/3)
1. “Nghịch cảnh” không phải là cái cớ của tiêu cực
Các bạn trẻ tạm biệt mái trường, chập chững bước vào xã hội, tự nhiên cảm
thấy bầu trời như rộng lớn hơn, không gian thoáng đãng hơn, bạn có thể tha
hồ “bay nhảy”.
Trong thế giới của “người lớn”, đối thủ ganh đua với bản thân không còn là
những người bạn cùng lứa như trước kia nữa. Con đường chạy đua trở thành
hệ thống phức tạp theo hình lập thể đa dạng ở nhiều phương diện khác nhau.
Con đường đầy chông gai lúc ẩn lúc hiển, quy tắc của cuộc đua cũng mập mờ
khó hiểu, tuyển thủ cũng đa dạng, bết kể già trẻ, gái trai, béo gầy, cao thấp
đều tham gia cạnh tranh bất kỳ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và cũng có thể tự do
rút khỏi “cuộc chơi”. Tự chúng ta phải triển khai cuộc chạy “việt dã” không
có mở đầu cũng không có kết thủctong xã hội bao la, biến đổi khôn lường
này.
Đây chính là xã hội sao? Không thể thích ứng được, lúc đầu thì hoài nghi có
phải là mình đến nhầm nơi không, chọn nhầm nghề không? Vì trong công ty
mình không có cảm giác được mọi người ủng hộ mà luôn bị chèn ép, mình
luôn phải chịu ấm ức. Nhìn ra xung quanh thì thấy các “sếp” oai phong lẫm
liệt, bạn cũ thì kinh nghiệm dồi dào, các đệ tử thì lắm tiền nhiều của, còn
mình còn kém cỏi, không có niềm tin, tiền đồ mờ mịt, cho nên mình luôn cảm
thấy lo âu, buồn chán.
Hoàn cảnh thường làm cho con người ta thay đổi. Sau khi bước vào cương vị
công tác một thời gian, chúng ta sẽ không có cảm giác bỡ ngỡ và căng thẳng
như thời kỳ đầu nữa, mà cảm thấy quen dần với công việc. Ngành nghề khác
nhau, công ty khác nhau, cộng tác với những con người khác nhau sẽ làm cho
chúng ta có sự thay đổi rõ rệt. Thời gian và thực tiễn làm cho chúng ta nhanh
chóng thích ứng với môi trường mới, quen với công việc mới, có nhiều đồng
sự mới; nhưng đồng thời chính sự quen thuộc và thuần thục trong công việc
làm cho chúng ta có cơ hội buông lỏng bản thân, dề cảm thấy mệt mỏi và ỷ
lại.
Tiêu cực giống như một hạt giống, ông trời đã gieo vào lòng mỗi người. Sự
sinh trưởng và phát triển của hạt giống này phụ thuộc avò môi trường và điều
kiện cần thiết. Chỉ sau khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết như ánh sáng,
nhiệt độ, nước…thì nó mới bắt đầu nảy mầm và mọc thành cây. Người thành
đạt suốt đời theo đuổi sự hoàn hảo, họ tích cực, nhiệt tình, kác quan, chân
thành, làm việc hăng say tràn đầy nhiệt huyết, cẩn thận trong đối xử với mọi
người xung quanh và chu đáo trong xử lý công việc. Trong lòng những người
thành đạt hạt giống tiêu cực không có điều kiện naye mầm, do vậy nó sẽ bị
tiêu huỷ. Thế nhưng cũng có người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, lại mù
quáng thoả mãn, tự hài lòng với thành quả của mình, dừng lại không muốn
phấn đấu nữa; khi ở hoàn cảnh khó khăn thì do dự lùi bước, ủ rũ đau khổ,
than thân trách phận mà không tìm cách khắc phục. Đây là môi trường tốt để
hạt giống tiêu cực “đội đất” chui lên như “diều gặp gió” vậy. Sự trưởng thành
của loại hạt giống tiêu cực này sẽ “gặm nhấm” lòng nhiệt tình, sức sống, niềm
vui và hạnh phúc của con người, khi đã phát triển thành cây to thì tâm linh
con người hoàn toàn bị tiêu cực che phủ, không còn tia sáng nào có thể lọt
qua được nữa, không một ánh nắng nào lọt vào được nữa, mãi mãi chỉ là màn
đêm mà thôi. Đến lúc này thì con người đó sẽ không còn có thể cứu vãn được
nữa, trong lòng họ đã hình thành nhân sinh quan tiêu cực, nên chỉ có thất bại
và thất bại, không thể có hy vọng thành đạt.
Có những bạn thường xuyên ca thán, dường như là ca thán oán trách tất cả
những gì họ có: Oán trách ông chủ nghiêm khắc keo kiệt, ca thán đồng sự
không hợp tác, kêu ca phũc lợi đãi ngộ của công ty không thoả đáng, ca thán
công việc tẻ nhạt không có sự phát triển. Đối với họ mọi thứ đều không như
ý, bản thân họ cũng không chịu thay đổi, con nguời họ cũng mất đi động lực
phấn đấu vươn lên, mất đi khát vọng đối với nghề nghiệp, mất đi tình yêu
cuộc sống. Một khi trong cuộc sống những oán thán nhiều hơn ngợi khen, thì
chúng ta cần phải thận trọng, hạt giống tiêu cực có lẽ đang len lỏi trong bạn,
đang tìm cơ hội để nảy mầm, nó bắt đầu ảnh hưởng đến công việc và cuộc
sống vốn đang tươi đẹp của bạn.
Tôi có một người bạn, bốn tháng trước anh ấy bị sa thải. Anh ấy nói lý do sự
sa thải vì ông chủ không thích anh ấy. Thành tích của anh ấy rất tốt, đồng sự
thường thán phục, lý do chỉ là tại ông chủ mà thôi, anh ấy nói ông chủ là “đồ
tồi”. Chẳng bao lâu anh ấy đã tìm được việc mà mới, nhưng đi làm được một
thời gian thì lại rơi vào tình trạng đó. Lúc đầu anh ấy chê ông chủ năng lực
kém, không biết cách dùng người, ông chủ không ưa anh ấy, chưa hết hạn thử
việc ông chủ đã có ý không muốn anh ấy làm tiếp. Anh ...
Bị động tiêu cực (Phần 1/3)
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 203.35 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật làm người phương châm sống cách sống tốt nghệ thuật sống tâm lý con người phân tích tâm lýTài liệu có liên quan:
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 271 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 245 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 236 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 234 0 0 -
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 234 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 232 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 228 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 213 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 209 0 0 -
Frued và tính dục – Một cách tiếp cận
7 trang 161 0 0