Danh mục tài liệu

Biền Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Phần 2 - Đặng Đình Quý

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.96 MB      Lượt xem: 71      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Biền Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Phần 2" là kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế trình bày về khuôn khổ hợp tác biển Đông, hợp tác biển Đông - kinh nghiệm và triển vọng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biền Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Phần 2 - Đặng Đình Quý www.nghiencuubiendong.vn KHUÔN KHỔ HỢP TÁC Ở BIỂN ĐÔNG BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC 261 www.nghiencuubiendong.vn 262 BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC www.nghiencuubiendong.vn TIẾN TỚI NGHĨA VỤ QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC BIỂN? GS. Ian Townsend-Gault Trung tâm Nghiên cứu pháp luật châu Á, Khoa Luật, Đại học British Columbia, Vancouver, Ca-na-đa Giới thiệu Bài viết này nghiên cứu các quy định của luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn của các quốc gia trong lĩnh vực hợp tác biển. Phạm vi của bài viết vì thế bao gồm cả những thỏa thuận chính thức và không chính thức mà các quốc gia đã sử dụng để làm mờ nhạt hoặc tìm những giải pháp để thay thế những quy định thông thường liên quan đến quyền tài phán trên biển. Các thỏa thuận như vậy phục vụ nhiều mục đích: thăm dò và khai thác chung dầu mỏ và khí đốt trong khu vực thỏa thuận, hợp tác khai thác các mỏ dầu khí riêng lẻ, các khu vực đánh bắt cá chung, và những hoạt động hợp tác khác tiến hành bởi chính quyền hoặc người dân của các bên liên quan. Ngoài ra, còn có một số dạng thỏa thuận khác, thường là không chính thức, trong đó các quốc gia chấp nhận tôn trọng trên thực tế những đường biên giới lịch sử, vì một số lý do tài phán nhất định, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận chính thức sau này. Điều này cho thấy, trọng tâm trong tất cả các tình huống tranh chấp đều như nhau: không để những bất đồng liên quan đến quyền tài phán trên biển ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò, khai thác, tuần tra và cưỡng chế - tóm lại là tất cả các quyền mà các quốc gia ven biển được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành. Tôi cũng muốn lưu ý các bạn rằng việc khai thác chung nguồn dầu mỏ tại một khu vực không giống với hợp tác cùng khai thác một mỏ dầu riêng lẻ. Tuy nhiên, sự khác biệt đó ở đây không quan trọng vì bài viết này sẽ đưa ra một số kết luận pháp lý từ các biểu hiện hành vi khác nhau của nhà nước – trong đó các thực thể có chủ quyền đồng ý hợp tác với nhau. BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC 263 www.nghiencuubiendong.vn Rõ ràng là động cơ của những thỏa thuận trên hầu hết đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đi vào các hoạt động hợp tác chuyên ngành. Điều này có nghĩa các quốc gia có thể và thực tế đã thiết lập quan hệ pháp lý dựa trên cơ sở hình thức - chủ yếu nhằm xây dựng quan hệ. Việc làm này góp phần tạo nên một mức độ láng giềng thân thiện dù là trong quan hệ song phương, tiểu khu vực hay khu vực. Song điều này càng trở nên cần thiết hơn khi giữa các bên liên quan có một lịch sử xung đột và khi một thực thể mới xuất hiện, như trường hợp của Đông Ti-mo ở Đông Nam Á. Động cơ để tiến đến một thỏa thuận pháp lý sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của nó, như bài viết này không chú ý nhiều đến những hiệp ước mang tính hình thức này. Thay vào đó, trọng tâm phân tích tập trung ở đóng góp của những thỏa thuận hợp tác thiết thực và cụ thể trên đối với sự phát triển của luật pháp quốc tế nói chung và đối với tình trạng bế tắc về pháp lý ở Biển Đông nói riêng. Vấn đề hợp tác quốc tế và luật quốc tế Khái niệm bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò trung tâm của luật quốc tế hiện đại.1 Các luật gia quốc tế, ít nhất là ở phương Tây, đều thống nhất rằng khái niệm này có nguồn gốc từ những hiệp ước ký năm 1648 sau khi cuộc Chiến tranh Ba mươi năm kết thúc, hay còn được gọi chung là “Hòa ước Westphalia”. Những hiệp ước này đã lần đầu tiên đặt ra một nguyên tắc “bất di bất dịch” rằng các quốc gia có chủ quyền trong phạm vi biên giới của họ, và có quyền tự tổ chức (lựa chọn hình thức nhà nước, tôn giáo) không bị xâm phạm và không cần phải hỏi ý kiến bất kỳ quốc gia nào khác. Điều đó có nghĩa là không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào những quyết định trên, và xét trong bối cảnh năm 1648, một nước không được lấy việc bất đồng với tôn giáo chính thức của một nước khác để làm cái cớ đi xâm lược, dù cho hành động đó có được bào chữa và ủng hộ về mặt tôn giáo đến mức nào. Đây cũng chính là nguồn gốc xuất phát của một nguyên tắc được ghi nhận trong điều 2(7) của Hiến chương Liên Hợp Quốc: không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.2 1 Xem thêm Điều 2(1) Hiến chương Liên Hợp Quốc: Tổ chức và các thành viên, theo những mục tiêu nêu ra ở Điều 1, sẽ hành động phù hợp với các Nguyên tắc sau đây… (1) Tổ chức dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên của mình. Xem thêm Điều 1 Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Cooperation among States in accordance with the Charter of the United Nations [Tuyên bố về các Nguyên tắc của Luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc], Resolution 2625 (XXV), October 24, 1970. 2 Tổ chức và các thành viên của mình, theo như các mục đích nêu ra ở điều 1, sẽ hành động phù hợp với các nguyên tắc sau… (7) Không gì trong Hiến chương này cho phép Liên Hợp Quốc can dự vào công việc nội bộ một quốc gia hay yêu cầu các thành viên chịu sự kiểm tra để giải quyết các vấn đề đó theo Hiến chương hiện tại, nhưng nguyên tắc này sẽ không trái với việc áp dụng các biện pháp bắt buộc theo Chương VII. 264 BIỂN ĐÔNG: HỢP TÁC VÌ AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC www.nghiencuubiendong.vn Cho đến nay không có vấn đề gì, tuy nhiên, sau hơn 60 năm kể từ khi Hiến chương được soạn thảo, cách giải thích điều 2(7) vẫn còn là chủ đề phải bàn cãi. M ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: