Phương châm trong phòng trị bệnh là: “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Chú ý phòng, trị bệnh cho tôm, cá khi thời tiết chuyển mùa. Phòng, trị bệnh xuất huyết cho cá, đặc biệt là cá Trắm cỏ, vì đây là bệnh xuất hiện quanh năm, thường xuất hiện nhiều vào cuối xuân sang hè và cuối hè sang thu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đỏ, lở loét đối với cá trắm cỏ và một số loài cá khác?Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đỏ,lở loét đối với cá trắm cỏ và một sốloài cá khác?Phương châm trong phòng trị bệnh là: “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cầnthiết”. Chú ý phòng, trị bệnh cho tôm, cá khi thời tiết chuyển mùa. Phòng, trị bệnhxuất huyết cho cá, đặc biệt là cá Trắm cỏ, vì đây là bệnh xuất hiện quanh năm,thường xuất hiện nhiều vào cuối xuân sang hè và cuối hè sang thu.l. Chẩn đoán bệnh cho cá:Đối với các hộ nuôi cá có thể dùng phương pháp chẩn đoán thông thường đã được đúckết quả các kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất để chuẩn đoán và phòngbệnh cho cá nuôi như sau:- Quan sát hoạt động của cá: Khi cá bị bệnh thường bơi lội không bình thường, giữa banngày cũng nổi đầu, nghe tiếng động mạnh cũng không lặn xuống. Cá thường bơi dạt vàobờ, một số con có thể đã chết.- Thân cá có lớp nhớt mầu hơi trắng đục thì có thể cá bị bệnh trùng bánh xe, tả quảntrùng, trùng loa kèn.- Màu sắc mang nhợt nhạt, tia mang rách rời, nhiều nhớt thì cá có thể bị bệnh sán lá đơnchủ hay các bệnh ký sinh trùng nói trên.- Trên thân, mang và vây cá có những hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục là cá bị bệnh trùngquả dưa hoặc bệnh thích bào tử trùng.- Trên thân, vây cá (ở rô phi) và trứng cá chép khi đang ương có những chỗ màu trắngxám, nhìn kỹ thấy những sợi nhỏ tua tua như bông là bệnh nấm thuỷ mi (nấm nước)- Trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, viêm loét quan sát bằng mắt thường cũng thấy mộtloại ký sinh trùng cắm vào thân cá, chiều dài của trùng 10 ÷ 20 mm. Loài trùng này trônggiống chiếc mỏ neo nên gọi là trùng mỏ neo.- Trên thân, vây cá có những đốm đỏ, lỗ hậu môn sưng đỏ, các vết đỏ có màng mỏng,trong chứa nhiều dịch nhờn màu sẫm, có những chỗ viêm loét. Các tia vây tia đuôi ráchtướp, rữa cụt, đó là cá bị bệnh đốm đỏ lở loét do vi trùng gây ra, lây lan rất nhanh, thườngbệnh dịch làm cá chết hàng loạt.2. Phòng bệnh cho cáCải tạo môi trường ao nuôi: Dùng vôi bột cải tạo ban đầu với lượng 10 ÷ 5kg/100m2 đáyao, nếu đất chua 15 ÷ 20kg/100m2, định kỳ xử lý nước trong ao bằng vôi 1,5 ÷2,5kg/100m3 nước, tháng 01 lần. sử dụng VICATO Khử trùng đề phòng bệnh với liềulượng từ 0.3 - 0.5kg/1000m33. Điều trị bệnh cho cá:* Phương pháp chữa một số bệnh thông thường- Bệnh nhiễm khuẩn (viêm ruột, thối mang...).Phòng bệnh+ Dùng một số thuốc kháng sinh hoặc thuốc tỏi VICATO Tiên đắc.+ Dùng thuốc VICATO Tiên Đắc: Liều lượng đối với cá lớn: 50g thuốc/250kgcá/lần/tháng, thực hiện 3 tháng liền. Đối với cá giống: 75g thuốc/250 kg cá/lần/ngày, 10ngày cho ăn 01 lần, thực hiện trong 01 tháng. Kết hợp với khử trùng định kỳ môi trườngnuôi Bằng VICATO Khử trùng.Điều trị bệnh+ Dùng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc VICATO - Tiên đắc+ Dùng thuốc VICATO -Tiên đắc: Liều lượng 50g thuốc/50 kg cá/lần, thực hiện 3 ngàyliền. Kết hợp với khử trùng môi trường nuôi bằng VICATO Khử trùng.- Bệnh trùng mỏ neo: Dùng lá xoan tươi (kể cả nhánh nhỏ đập dập) bó thành bó thảxuống ao với lượng dùng 5 ÷ 7 kg/100m2 ao nuôi. Sau 3 ÷ 5 ngày, lá xoan có tác dụngdiệt trùng.- Đối với các bệnh Ký sinh trùng như tả quản trùng, thích bào tử có thể dùng nước muối 2÷ 3 kg muối/100 lít nước tắm cho cá, hoặc dùng CuSO4 0,5 ÷ 0,7 g/1m3 nước phunxuống ao, sau 3 ÷ 5 ngày cá sẽ khỏi bệnh.- Bệnh nấm Thuỷ mi: dùng nước muối 3% tắm cho cá 10 ÷ 20 phút (cá Rô phi về mùađông hay bị bệnh này)- Bệnh Đốm đỏ lở loét: Dùng thuốc VICATO -Tiên đắc với lượng 100g/100 kg cá/ngàytrong 5 ÷ 7 ngày liên tục.- Cánh sử dụng thuốc VICATO - Tiên đắc để phòng và trị bệnh cho cá:- Đối với thức ăn xanh (cỏ, lá non,...) làm ướt cỏ, lá, trộn thuốc cho dính đều rồi hong khôở nơi râm mát 30 phút rồi cho cá ăn.- Đối với thức ăn khô (dạng bột, hạt) trộn thuốc vào thức ăn, phun một ít nước vừa đủ chothuốc dính, trộn cho dính đều vào thức ăn rồi cho cá ăn.- Đối với thức ăn dạng ướt (cám, ngô nấu, thịt, cá xay, giun đỏ...) trộn thuốc cho dính đềuvào thức ăn rồi cho ăn, nếu là thức ăn được nấu chín cần để thức ăn nguội rồi mới trộnthuốc.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm đỏ, lở loét đối với cá trắm cỏ và một số loài cá khác?
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 235.11 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh ở cá trắm cỏ Nuôi Cá Cảnh Tài liệu ngư nghiệp Kĩ thuật nuôi cá kỹ thuật ngư nghiệp Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi CáTài liệu có liên quan:
-
5 trang 54 1 0
-
Định hướng phát triển nuôi cá cảnh
6 trang 52 0 0 -
11 trang 33 0 0
-
Ngư Nghiệp Thủy Sản - Mè Trắng, Mè Hoa phần 10
7 trang 31 0 0 -
4 trang 31 0 0
-
10 trang 29 0 0
-
Ngư Nghiệp Thủy Sản - Mè Trắng, Mè Hoa phần 9
11 trang 29 0 0 -
Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH
97 trang 28 0 0 -
2 trang 28 0 0
-
4 trang 28 0 0