Danh mục tài liệu

Bộ khót và uy lực của Bố Mo người Mường

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.90 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến vai trò, giá trị của bộ Khót và Bố Mo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ khót và uy lực của Bố Mo người Mường104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2019VŨ HỒNG NHI* BỘ KHÓT VÀ UY LỰC CỦA BỐ MO NGƯỜI MƯỜNG Tóm tắt: Ở người Mường, người chuyên đi hành lễ đám ma được gọi là bố Mo. Theo quan niệm của người Mường, bố Mo có khả năng đặc biệt - có thể giao tiếp với người đã chết. Để hành lễ, bố Mo phải có bộ Khót. Bộ Khót là những vật thiêng, chứa siêu lực do Trời ban tặng và được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi viên Khót đều có sức mạnh và ý nghĩa nhất định, trợ giúp cho bố Mo ngăn chặn, xua đuổi ma quỷ không cho làm hại con người. Người Mường có câu “quý như Khót” để nói không có gì so sánh được với Khót. Mỗi bố Mo có bộ Khót với số lượng khác nhau. Bố Mo có nhiều Khót thì siêu lực trừ tà, át ma càng lớn và càng có uy tín. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến vai trò, giá trị của bộ Khót và bố Mo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường. Từ khóa: Khót; bố Mo; người Mường; vía. 1. Khái quát về người Mường ở Tân Lạc, Hòa Bình Dân tộc Mường có dân số khá đông (1.268.963 người)1, đứng thứba trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hiện nay, họ có mặt ở hầuhết 63 tỉnh thành trong cả nước nhưng đông nhất là ở Hòa Bình, vớihơn 500 nghìn người, chiếm 90% dân số tỉnh. Tại Hòa Bình, người Mường định cư thành làng xóm ở chân núi,bên sườn đồi, gần sông suối. Khu vực nổi tiếng là trù phú và đông dânhơn cả là bốn mường, xếp theo thứ tự: Nhất Bi (huyện Tân Lạc), nhìVang (huyện Lạc Sơn), tam Thàng (huyện Cao Phong) tứ Động(huyện Kim Bôi). Địa bàn chúng tôi chọn nghiên cứu là xóm Lầm, xã Phong Phú,huyện Tân Lạc, xưa gọi là Mường Bi, nơi được coi là cái nôi, là trung* Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Ngày nhận bài: 6/3/2019; Ngày biên tập: 12/3/2019; Duyệt đăng: 22/3/2019.Vũ Hồng Nhi. Bộ Khót và uy lực của Bố Mo… 105tâm văn hóa của người Mường, cũng là nơi còn lưu giữ được nhiềunghi lễ truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của ngườiMường. Theo truyền thuyết, Mường Bi chính là nơi người Mườngđược sinh ra. Xa xưa, khi con người chưa xuất hiện, Trời làm hạn hánkhiến cây khô mà chết, sau đó Trời lại mưa to khiến đất lở, đá lăn tạothành các vùng cao thấp khác nhau. Từ dưới đất, mọc lên một cây Pi(tiếng Việt gọi là gây Si). Cây Pi lớn nhanh, thân cao, to với nhiềucành lá sum xuê. Từ gốc cây Pi đẻ ra một đôi chim Ây - Ứa (chim Âylà đực, chim Ứa là cái). Đôi chim bay lên cành cây làm tổ rồi đẻ trứng.Trứng chim nở ra con người, đó là người Mường. Nhớ ơn cây si,người Mường đã đặt cho tên cho vùng đất này là Mường Pi, về sau gọichệch đi là Mường Bi (lời kể của bố Mo Bùi Văn, sinh năm 1953,xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Thời Pháp thuộc, Mường Bi chia thành 7 xã thuộc huyện Lạc Sơncũ; xã Phong Phú là trung tâm của Mường Bi, trong đó Mường Lầm,Mường Ải là nơi ở của Lang Cun có thế lực nhất mường. Có chợ Lồhọp vào thứ năm hàng tuần, là một chợ lớn thu hút dân chúng nhiềuvùng đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Ngày 15 tháng 10 năm 1957 theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ, huyện Tân Lạc được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện LạcSơn cũ với 23 xã. Trong đó, xã Phong Phú, thuộc vùng thấp, là khuvực có đất đai màu mỡ, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, cáchtrung tâm huyện Tân Lạc 6km về phía Bắc. Dân số toàn xã theo báocáo dân số năm 2013 có 4.456 nhân khẩu, chia thành 1.030 hộ, trongđó dân tộc Mường chiếm 80%, Kinh 15%, 5% là các dân tộc Thái,Nùng, Dao phân bố ở 8 xóm: xóm Lầm, xóm Ải, xóm Lồ, xóm Đóng,xóm Mận, xóm Lý, xóm Lũy, xóm Trọng và một khu phố (dân cư dọcquốc lộ 6B, chủ yếu là dân tộc Kinh). Thiết chế xóm, mường Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội truyền thốngMường là xã hội có đẳng cấp. Tầng lớp quý tộc có các họ Đinh,Quách, Bạch, Hà gọi là lang, là tầng lớp giàu sang, có thế lực và đượcthế tập, còn lại là tầng lớp bình dân, là những người lao động nghèokhổ và bị áp bức bóc lột nặng nề gọi là dân, đa số đều mang họ Bùi.106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2019 Ở miền Bắc sau năm 1954, chế độ nhà lang tan rã. Người nông dâncó ruộng đất, tự do làm ăn, sinh sống và bình đẳng về mọi mặt. Tổchức xã hội theo cơ cấu làng, xã, huyện, tỉnh. Xã Phong Phú đượcchia thành 8 xóm và một khu phố (cư dân sống dọc theo quốc lộ 6B).Đứng đầu mỗi xóm có trưởng xóm, chịu sự quản lý của các cơ quancấp xã. Song bên cạnh việc quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhànước, ở một mức độ nhất định, vai trò của tập quán pháp vẫn còn tácđộng ít nhiều trong xã hội Mường hiện nay. Tín ngưỡng, tôn giáo Cũng giống như người Việt, ngoài việc thờ thổ công, thổ địa vàthành hoàng làng, người Mường ở xã Phong Phú còn tin vào thuyếtHồn linh giáo và thờ cúng các linh hồn. Chính vì vậy, họ thờ các vịthần sông, thờ núi, thờ cây, thờ quả, thờ động vật, v.v… Là ...